Sử dụng bảng biểu theo chủ đề, nhóm vấn đề

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trong ôn thi THPT Quốc Gia (Trang 35 - 51)

III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến

3. Nội dung sáng kiến

3.2.8 Sử dụng bảng biểu theo chủ đề, nhóm vấn đề

Cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập bảng biểu. Khi tiến hành lập bảng biểu, học sinh có thể tổng hợp, cô đọng được kiến thức cơ bản mà mình đã học, tìm hiểu các vấn đề theo lôgic phát triển của nó, các mối quan hệ của các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo chiều dọc, chiều ngang, mối quan hệ giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Lập bảng biểu yêu cầu học sinh không được trình bày dàn trải mà từ ngữ cần phải ngắn gọn, cô đọng và chuẩn xác.

Với việc sử dụng các bảng biểu so sánh các nội dung theo từng chủ đề, nhóm vấn đề giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức bài học có khả năng so sánh các nội dung theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Với hình thức này học sinh có thể làm được những câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ hiểu, vận dụng. Vì đây là các dạng câu hỏi mà đề thi THPT Quốc Gia của Bộ GD - ĐT hai năm gần đây thường hay cho.

Với giai đoạn 1930 - 1945, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập bảng ở một số vấn đề sau:

1. HOÀN CẢNH, NỘI DUNG HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ HỘI NGHỊ BCH TRUNG ƯƠNG LÂM THỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÁNG 10/1930.

Nội dung so sánh Hội nghị thành lập Đảng tháng 2/1930

Hội nghị BCH Trung ương lâm thời Đảng Cộng

sản VN tháng 10/1930 Hoàn cảnh Phong trào cách mạng trong

nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn.

Phong trào cách mạng quần chúng diễn ra quyết liệt.

Các nội dung được thông qua

Nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành

Đảng Cộng sản Đông Dương.

Thông qua Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng … do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cươnglĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.

Ví dụ:

Đề 304 - THPT QG 2017

Câu 10. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành

A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đông Dương Cộng sản đảng. C. Đảng Dân chủ Việt Nam. D. Đảng Lao động Việt Nam.

Đề 304 - THPT QG 2017

Câu 26. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là do

A. phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác.

B. phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn. C. Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất. D. các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng.

Đề 301 - THPT QG 2018

Câu 5: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Lao động Việt Nam. C. Đảng Dân chủ Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đề 302 - THPT QG 2019

Câu 8: Văn kiện nào sau đây được Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (đầu năm 1930) thông qua?

A. Sách lược vắn tắt. B. Đề cương văn hóa Việt Nam. C. Luận cương chính trị. D. Báo cáo chính trị.

Đề 304 - THPT QG 2019

Câu 5: Văn kiện nào sau đây được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) thông qua?

A. Đề cương văn hóa Việt Nam. B. Luận cương chính trị. C. Báo cáo chính trị. D. Chính cương vắn tắt.

2. SO SÁNH CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ.

Nội dung Cương lĩnh Chính trị (2/1930) Luận cương Chính trị (10/1930) Đường lối

chiến lược

Tiến hành tư sản dân quyền cách mạngthổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ - Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm cho nuớc Việt Nam độc lập tự do.

- Lập chính phủ công nông binh - Tổ chức quân đội công nông

Đánh đổ phong kiếnđế quốc, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.

Lực lượng ( Động lực)

- Công - nông, tiểu tư sản, trí thức (lực lượng chính).

- Phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sản lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

Công - Nông.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp vô sản

Giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Quan hệ Liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.

Nhận xét - Đây là cương lĩnh cách mạng

giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp.

- Độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương,

không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp khác

ngoài công - nông, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ.

Đề 302 - THPT QG 2017

Câu 36. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930) đều xác định

A. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất. B. Đảng Cộng sản Đông Dương giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

C. nhiệm vụ cách mạng là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc. D. lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền bao gồm toàn dân tộc.

Đề 301 - THPT QG 2018

Câu 23: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Khẳng định vai trò lãnh đạo thuộc về chính đảng vô sản.

B. Xác định được công nhân và nông dân là lực lượng cách mạng. C. Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột. D. Xác định đúng nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc.

Đề 302 - THPT QG 2018

Câu 24: Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. B. Đề ra phương hướng chiến lược.

C. Xác định phương pháp đấu tranh. D. Xác định giai cấp lãnh đạo.

3. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KÌ 1919 - 1945.

Giai đoạn Kinh tế - xã hội Chính trị

1930 - 1935

- Khủng hoảng, suy thoái. (khủng hoảng trầm trọng)

- Biểu hiện:

+ Bắt đầu từ nông nghiệp. + Công nghiệp suy giảm.

+ Xuất nhập khẩu đình đốn.

- Nhân dân đói khổ, đời sống khó khăn.

- Mâu thuẫn:

+ DT Việt Nam với TD Pháp. + Nông dân với Địa chủ phong kiến.

1936 - 1939 - Phục hồi và phát triển ( lạc hậu, lệ thuộc Pháp)

- Đời sống nhân dân khó khăn.

- Thế giới:

+ Chủ nghĩa phát xít đã ra đời, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

+ Quốc tế cộng sản triệu tập ĐH VII.

- Trong nước:

+ Đảng CS Đông Dương hoạt động mạnh.

+ Chính phủ Pháp nới lỏng một số chính sách trong nước.

+ Nhân dân đấu tranh đòi tự do, cơm áo.

1939 - 1945

Chịu ách thống trịPháp - Nhật

- Chính sách của Pháp: + Vơ vét sức người, sức của.

+ Tổng động viên. + Kinh tế chỉ huy.

- Chính sách của Nhật:

+ Buộc Pháp nhượng bộ 1 số quyền lợi.

+ Cướp đoạt ruộng đất.

+ Đầu tư phục vụ quân sự.

Hậu quả: nhân dân cùng cực, 2 triệu đồng bào chết đói.

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Pháp đầu hàng Đức.

+ Thực hiện chính sách thù địch. + Đàn áp phong trào cách mạng và bắt lính.

- Nhật vượt biên giới tràn vào nước ta. Pháp đầu hàng.

+ Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị.

+ Tuyên truyền thuyết Đại Đông Á.

+ Nhật đảo chính Pháp.

Ví dụ:

Đề 301 - THPT QG 2017

Câu 17. Trong những năm 1936 - 1939, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam A. Phát triển nhanh. B. phục hồi và phát triển.

C. khủng hoảng, suy thoái. D. phát triển xen kẽ khủng hoảng.

4. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ BÙNG NỔ 3 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931; 1936 - 1939; 1939 - 1945.

Giai đoạn Hoàn cảnh lịch sử

1930 - 1931

- Tác động của khủng hoảng kinh tế làm cho mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc sâu sắc.

- Pháp tăng cường đàn áp khủng bố làm cho phong trào cách mạn dâng cao.

- Đảng ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng.

1936 - 1939

- Chủ nghĩa phát xít đã ra đời, chuẩn bị chiến tranh thế giới. - Nghị quyết Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII.

- Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên nắm quyền ở Pháp, đã thực hiện một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

- Chính phủ Pháp nới lỏng một số chính sách trong nước.

1939 - 1945

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

- Pháp thực hiện một số chính sách thời chiến: vơ vét bóc lột sức người sức của, đàn áp phong trào cách mạng, bắt lính, … .

- Nhật vượt biên giới Việt - Trung tràn vào nước ta. Nước ta chịu ách thống trị Pháp - Nhật.

- Nhật đảo chính Pháp ( thời cơ Tổng khởi nghĩa ).

Ví dụ:

Đề 302 - THPT QG 2019

Câu 32: Ở Việt Nam phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm khác biệt nào sau đây về bối cảnh lịch sử so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Phong trào cách mạng thế giới đang phát triển.

B. Chính quyền thuộc địa nới lỏng chính sách cai trị. C. Có sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản. D. Đời sống nhân dân lao động khó khăn, cực khổ.

Đề 304 - THPT QG 2019

Câu 26: Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm khác biệt nào sau đây về bối cảnh lịch sử so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Đảng Cộng sản kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh B. Phong trào cách mạng thế giới đang phát triển

C. Đời sống nhân dân lao động khó khăn, cực khổ

D. Quốc tế Cộng sản chủ trương chuyển hướng đấu tranh.

5. SO SÁNH PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931 VÀ 1936 - 1939

Nội dung 1930 - 1931 1936 - 1939

Kẻ thù Đế quốc và phong kiến. Thực dân Pháp phản động, tay sai, phát xít.

Nhiệm vụ

Chống đế quốc giành độc lập,

chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày ( có tính chiến lược).

- Nhiệm vụ chiến lược: Chống đế quốc, phong kiến.

- Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt:

+ Chống phát xít và chiến tranh. + Chống thực dân phản động . + Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình ( có tính sách lược)

Khẩu hiệu Độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày.

Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Tập hợp lực lượng

(Mặt trận thành lập)

Liên minh công - nông.

Mặt trận Thống nhất nhân dân

phản đế Đông Dương sau đổi là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Hình thức - Phương pháp

đấu tranh

Bí mật, bất hợp pháp

Bạo động vũ trang như bãi công, chuyển sang biểu tình vũ trang

Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai, bí mật.

Lực lượng tham gia

Công nhân - Nông dân. Đông đảo các tầng lớp giai cấp, không phân biệt thành phần, giai cấp.

Địa bàn Nông thôn và thành thị. Ở thành thị rất sôi nổi tạo nên đội quân chính trị hùng hậu.

Ví dụ:

Đề 301 - THPT QG 2017

Câu 4. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là

B. đòi độc lập dân tộc và tự do dân chủ. C. đánh đổ đế quốc để giành độc lập tự do.

D. giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân.

Đề 303 - THPT QG 2017

Câu 19. Giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam ?

A. Công nhân và trí thức. B. Công nhân và tiểu tư sản. C. Công nhân, nông dân và trí thức. D. Công nhân và nông dân.

Đề 302 - THPT QG 2018

Câu 36: Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 được biểu hiện ở chỗ

A. diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy. B. hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. C. lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng. D. không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.

Đề 304 - THPT QG 2018

Câu 14: Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.

B. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. C. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất. D. kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật.

Đề 301 - THPT QG 2019

Câu 13: Chính quyền công nông lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào nào sau đây?

A. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.

B. Phong trào cách mạng 1930 - 1931. C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925. D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.

Đề 303 - THPT QG 2019

Câu 9: Nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh trong phong trào nào sau đây?

A. Phong trào dân tộc dân chủ 1925 - 1930. B. Phong trào cách mạng 1930 - 1931. C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925.

D. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.

6. SO SÁNH HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG (7/1936) VÀ HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VI (11/1939).

Nội dung HN BCH TƯ 7/1936 HN BCH TƯ VI 11/1939

Nhiệm vụ

- NV Chiến lược: chống đế quốc và chống phong kiến.

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt lúc này là: đấu tranh

chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít,

chống chiến tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo.

Nhiệm vụ mục tiêu, trước mắt: Đánh đổ đế quốctay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Khẩu hiệu cách mạng

“Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.

Tạm gác cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ, tay sai, chống tô cao, lãi nặng.

Lập chính quyền

Thành lập chính phủ dân chủ cộng hoà thay cho chính quyền xô viết công nông binh.

Phương pháp đấu tranh

Công khai bí mật; hợp pháp bất hợp pháp.

Chuyển từ đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động mật.

Thành lập Mặt trận

- Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

- Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương ( Dân chủ Đông

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trong ôn thi THPT Quốc Gia (Trang 35 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)