Các dạng câu hỏi thường gặp

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trong ôn thi THPT Quốc Gia (Trang 51 - 54)

III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến

3. Nội dung sáng kiến

3.2.9 Các dạng câu hỏi thường gặp

- Bên cạnh các phương pháp ôn tập thì thi trắc nghiệm đòi hỏi giáo viên phải xác định một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi nhằm giúp các em tiếp cận gần hơn với cấu trúc đề thi của Bộ, các đề thi minh họa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

- Một số dạng câu hỏi thường gặp:

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án trả lời đúng. + Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu bằng hình thức điền vào ô trông những kiến thức đúng.

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự (thứ tự) logic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo cách: sự kiện nào có trước, có sau? sự kiện nào quyết định sự kiện nào? Sự kiện nào là nguyên nhân, sự kiện nào là hệ quả?...

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản.

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ý phủ định khi câu hỏi cố tình sai buộc thí sinh nêu quan điểm khoa học trước các câu hỏi như vậy.

+ Dạng câu hỏi so sánh.

+Dạng câu hỏi nhận định nhận xét rút ra đặc điểm. + Dạng câu hỏi rút ra bài học kinh nghiệm.

- Ví dụ:

a. Dạng so sánh:

Câu 1. Điểm tương đồng và cũng là quyết định quan trọng nhất của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 và tháng 5/1941 là

A. thay đổi hình thức mặt trận dân tộc thống nhất để giải quyết nhiệm vụ dân tộc.

B. thành lập Chính phủ Dân chủ Cộng hoà thay cho chính quyền Xô viết.

C. tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, tập trung vào giải phóng dân tộc.

D. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, các nhiệm vụ khác tạm thời gác lại.

Câu 2. Điểm giống nhau trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 2/1930) với Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng là

A. lực lượng tham gia cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.

B. nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, phong kiến.

C. nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc.

D. cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Điểm khác nhau căn bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân liên minh với nhau.

B. phân hóa cao độ kẻ thù trong việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc của cách mạng Việt Nam.

C. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ: giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

D. đánh giá đúng khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam.

Câu 4. Điểm khác trong xác định nhiệm vụ trước mắt thời kì 1936 - 1939 so với thời kì 1930 - 1931 của cách mạng Việt Nam là

A. chống đế quốc, phản động và tay sai. B. chống chế độ phản động và tay sai. C. chống đế quốc, chống phong kiến.

D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

b. Dạng phủ định: yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định.

Câu 1. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam ?

A. Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước. B. Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

C. Hình thành khối liên minh công nông, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh.

D. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).

Câu 2. Chính sách nào về kinh tế không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930 - 1931?

A. Bãi bỏ thuế thân. B. Chia ruộng đất công cho dân cày. C. Xóa nợ cho người nghèo. D. Cải cách ruộng đất.

Câu 3. Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939? A. Chuẩn bị tiền đề cho tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám 1945. B. Tổ chức được một đội quân chính trị quần chúng đông hàng triệu người.

C. Đường lối của Đảng và CN Mác - Lênin được truyền bá trong các tầng lớp nhân dân.

D. Được xem là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng tám thành công.

c. Dạng nhận định nhận xét rút ra đặc điểm.

Câu 1. Ý nào nhận xét đúng về cách xác định nhiệm vụ cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

A. Bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.

B. Bao hàm cả nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

C. Bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.

D. Thể hiện sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 2. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, những giai cấp, tầng lớp nào được xác định là lực lượng cách mạng và vẫn tiếp tục khẳng định vai trò trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

A. Công nhân, nông dân.

B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.

D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản.

Câu 3. Bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là A. chính quyền của dân.

B. chính quyền của dân, do dân, vì dân. C. chính quyền của đảng cách mạng. D. chính quyền của nhà nước vì nhân dân.

d. Dạng rút ra bài học kinh nghiệm

Câu 1. Qua phong trào dân chủ 1936 - 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được những bài học kinh nghiệm nào?

A. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.

B. Bài học về xây dựng lực lượng chính trị và vận động quần chúng đấu tranh vũ trang.

C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang và vận động quần chúng đấu tranh chính trị.

D. Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất và tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

Câu 2. Bài học kinh nghiệm nào trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 được áp dụng trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Đấu tranh công khai, hợp pháp.

B. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. C. Đấu tranh bằng biện pháp bạo lực. D. Đấu tranh nghị trường.

Câu 3. Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?

A. Nhanh chóng chớp thời cơ thuận lợi.

B. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn và bạn bè quốc tế. C. Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.

Câu 4. Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng hiện nay?

A. Đảng phải có đường lối đúng đắn.

B. Đảng phải nắm bắt tình hình thế giới kịp thời.

C. Đảng phải linh hoạt kết hợp các biện pháp đấu tranh.

D. Đảng phải tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trong các mặt trận.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trong ôn thi THPT Quốc Gia (Trang 51 - 54)