- Học sinh không trả lời đúng ngôi kể thứ nhất: không cho điểm.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Luôn đặt ra giá trị hạnh phúc của bản thân phù hợp để từ đó cuộc sống được cân bằng
- Phê phán những người chỉ biết hạnh phúc cho riêng mình.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
2 Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ
Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, ý kiến; Thân bài triển khai được các luận điểm, thể hiện
cảm nhận về bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3,0 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5
Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn “Vợ chồng A- Phủ” và nhân vật Mị trong đoạn trích.
* Phân tích nhân vật Mị qua đoạn trích:
- Thân phận con dâu gạt nợ và bối cảnh đêm tình mùa xuân - Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật: sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng tự do, hạnh phúc- Mùa xuân đến:
+ Âm thanh của mùa xuân: hiện hữu bên tai, thức dậy ký ức về cuộc sống, khát vọng tự do của những ngày tươi đẹp + Mị uống rượu “ uống ừng ực từng bát”→ Mị đã bắt đầu phản kháng
+ Mị lắng nghe tiếng sáo nhẩm lời bài hát→ ý thức về cuộc sống, niềm lạc quan
+ Thấy mình vẫn còn trẻ → khát vọng về tình yêu và hạnh phúc
+ Mị đã thức tỉnh; + Mị muốn đi chơi.
- Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; xây dựng chi tiết nghệ thuật đặc sắc (tiếng sáo); ngôn ngữ giàu sức gợi … * Đánh giá chung: khái quát lại nghệ thuật và nội dung của đoạn trích.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; cảm nhận sâu sắc diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích.
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,5
Tổng điểm 10,0
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA 2021 TRÚC MINH HỌA 2021
ĐỀ SỐ 16
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Bài thi: Ngữ Văn Bài thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Đọc đoạn trích:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(...) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
(Theo Báo mới.com ; 26/ 03/ 2016)
Câu 1. Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để
thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên Tây Bắc gắn liền với kỉ niệm về chặng đường hành quân của người lính:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Bên cạnh đó còn là kỉ niệm về đêm liên hoan văn nghệ ấm áp tình quân dân:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
(Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88) Cảm nhận hai khổ thơ trên, từ đó thấy được cảm hứng lãng mạn nổi bật trong hồn thơ Quang Dũng.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Điều cần làm trước mắt là:
- tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp;
- tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân;
- nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.
(Lưu ý: HS nêu đủ các điều cần làm mới cho điểm tối đa; chỉ nêu được
2/3 điều thì cho 0,25 điểm)
0,5
2 - Câu hỏi tu từ: Bạn đã giành …..dấu tích gì không?
- Tác dụng: Hỏi thể hiện sự trăn trở về việc sử dụng quỹ thời gian, cảnh báo việc để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Từ đó nhắc nhở mỗi
3 - Ý kiến Trường đời….mọi mặt có thể hiểu:
+ đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta
trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách…; 0,75 + song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng
nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường…
4 - Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình. - Lí giải hợp lí, thuyết phục.
0,5 0,5
II LÀM VĂN 7,0