(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan điểm sống chủ động của chính mình.
2,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về quan điểm sống chủ
động của chính mình.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0 điểm.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giải thích quan niệm sống chủ động:
- Sống chủ động là sống tích cực tranh đấu để tạo thành quả cho bản thân và chia sẻ những giá trị với cộng đồng.
- Sống bị động là chây ì, than vãn trước cuộc sống.
0,25
* Chứng minh tầm quan trọng của cách sống chủ động:
- Sống chủ động sẽ làm chủ được bản thân và đạt những thành quả, những mơ ước của đời mình.
- Nêu vài dẫn chứng những người đã sống chủ động và thành công trong xã hội.
0,5
* Bình luận, nâng cao vấn đề:
- Sống chủ động nhưng không sống bất chấp, chà đạp người khác để leo lên đỉnh cao thành công.
- Phê phán những người không có lí tưởng, sống buông thả, sống thụ động, dựa dẫm người khác…
d. Chính tả, ngữ pháp, diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt; diễn đạt trôi chảy sáng tạo.
0,25
2 Cảm nhận về đoạn trích cuối tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu: Minh Châu:
5,0
Yêu cầu cụ thể
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học
2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý chính sau :
Nêu được vấn đề cần nghị luận :
- Nghệ thuật đầu cuối tương ứng, khắc sâu hình ảnh người đàn bà hàng chài trong lòng người đọc.
- Hình ảnh người đàn bà làng chài đó chính là một hình ảnh rất thực tế về con người Việt Nam sau chiến tranh: đói nghèo, khổ cực, lam lũ.
→ Nhận thức một cách rõ rệt về thực trạng cuộc sống nhân dân và những trăn trở về một giải pháp để thay đổi nó.
- Thể hiện một quan điểm trong sáng tác của tác giả ấy là "nghệ thuật vị nhân sinh"
- Nhìn ra được sự day dứt, nuối tiếc và ám ảnh của nhân vật Phùng, khi anh nhận ra rằng dường như bức ảnh nghệ thuật ấy đã quá xa rời, thậm chí làm che lấp đi những vẻ đẹp, những diễn biến trong đời sống thực tế, trở nên không thực, hào nhoáng, chia cắt, phân tầng xã hội.
- Hình ảnh "Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân chị giẫm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông..." là biểu hiện của dòng chảy cuộc sống, số phận của nhân vật, trở thành một trong những mảnh ghép "không ai nhớ mặt đặt tên" của xã hội.
➔ Nghệ thuật xuất hiện từ cuộc sống, nhưng không phải lúc nào cuộc sống cũng có vẻ đẹp toàn thiện toàn mỹ lý tưởng mà chỉ có cách thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ thì mới có thể kéo gần khoảng cách giữa chúng.