Nguyên lý hoạt động của mạch cầu H

Một phần của tài liệu Thiết kế giàn phơi thông minh (Trang 38 - 40)

6. Điểm: (Bằng chữ: )

2.2.1.3 Nguyên lý hoạt động của mạch cầu H

Theo như sơ đồ hình 2.27 trên, ta có A và B là 2 cực điều khiển được mắc nối tiếp với 2 điện trở hạn dòng. Tùy vào loại transistor bạn đang dùng mà trị số điện trở này khác nhau. Phải đảm bảo rằng dòng điện qua cực Base của các transistor không quá lớn để làm hỏng chúng. Trung bình thì dùng điện trở 1k Ohm.

Trong phần này, người thực hiện báo cáo chọn điều khiển 2 cực này bằng các mức tín hiệu HIGH và LOW tương ứng là 12V và 0V.

Với 2 cực điều khiển và 2 mức tín hiệu HIGH/LOW tương ứng 12V/0V cho mỗi cực, có 4 trường hợp xảy ra như sau:

A mức LOW và B mức HIGH.

Ở phía A, transistor Q1 mở, Q3 đóng. Ở phía B, transistor Q2 đóng, Q 4 mở. Dó đó, dòng điện trong mạch có thể chạy từ nguồn 12V đến Q1, qua động cơ đến Q4 để về GND. Lúc này, động cơ quay theo chiều thuận. Chúng ta để ý các cực (+) và (-) của động cơ là sẽ thấy.

Khi đó có thể hình dung dòng điện trong mạch như thế này:

Hình 2. 28 : Sơ đồ dòng điện chạy trong mạch

A ở mức HIGH và B ở mức LOW

Ở phía A, transistor Q1 đóng, Q3 mở. Ở phía B, transistor Q2 mở, Q 4 đóng. Dó đó, dòng điện trong mạch có thể chạy từ nguồn 12V đến Q2, qua động cơ đến Q3 để về GND. Lúc này, động cơ quay theo chiều ngược.

Khi đó có thể hình dung dòng điện trong mạch nó như thế này:

A và B cùng ở mức LOW

Khi đó, transistor Q1 và Q2 mở nhưng Q3 và Q4 đóng. Dòng điện không có đường về được GND do đó không có dòng điện qua động cơ - động cơ không hoạt động.

A và B cùng ở mức HIGH

Khi đó, transistor Q1 và Q2 đóng nhưng Q3 và Q4 mở. Dòng điện không thể chạy từ nguồn 12V ra do đó không có dòng điện qua động cơ - động cơ không hoạt động.

Như vậy để dừng động cơ thì điện áp hai cực điều khiển phải bằng nhau,đây là nguyên lí để tắt động cơ.

Một phần của tài liệu Thiết kế giàn phơi thông minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)