“Tôi như điên dại, trở nên ngông cuồng, không còn sợđiều gì hết bởi trên đời này cuộc sống

Một phần của tài liệu ngoi-nha-binh-yen--tu-truyen-cua-nan-nhan-bi-mua-ban-tro-ve- (Trang 72 - 74)

Những kỉ niệm tuổi thơ bây giờ vẫn hiện về trong giấc mơ của tôi. Làng tôi không có điện. Chiều đến, ánh hoàng hôn nhạt dần và sau đó bóng tối bao trùm tất cả. Tôi đi học mỗi ngày cho đến khi mặt trời khuất bóng sau rặng núi, tôi mới trở về căn nhà nhỏ lụp xụp và lúc nào tôi cũng chỉ ao ước không có tiếng cãi vã của bố mẹ tôi. Tôi lao đầu vào học, chỉ có những quyển sách và bài giảng của cô giáo làm tôi say mê và quên không nghĩ về chuyện cãi nhau của bố mẹ. Dù phải đốt đèn dầu học nhưng tôi vẫn cố gắng vươn lên trong học tập và là học sinh ngoan trong lớp. Tôi muốn học thật tốt để bố mẹ hòa thuận luôn ở bên tôi, dõi theo từng bước tôi đi và tự hào về tôi. Nhưng đến lớp, tôi lại mặc cảm với chính bản thân mình vì nhà nghèo không có tiền và bố mẹ hay cãi nhau.

Cái nghèo đeo đẳng gia đình tôi. Đã vậy, bố tôi lại không lo làm ăn, cứ rượu chè, cờ bạc, đánh đập mẹ. Tôi nhớ buổi tối hôm đó, sau trận đòn của bố, mẹ tôi đã bỏđi. Tôi ôm chầm lấy mẹ, nước mắt nhòe đi, tôi chỉ biết khóc mà không biết làm thế nào để giữđược mẹở lại. Tôi đã học rất chăm chỉ, lúc nào cũng cốđạt được điểm cao để mẹ tôi vui lòng. Tôi hỏi mẹ: “Tại sao con học giỏi, con ngoan vậy mà mẹ lại bỏ con đi?”. Mẹ cũng chỉ biết ôm tôi mà khóc.

Vì bố mẹ tôi lấy nhau không có đăng ký kết hôn cho nên khi chia tay, mẹ tôi không thể nhờđến sự can thiệp của pháp luật. Mẹ bỏ lại hai chị em tôi khi ấy tôi mới học lớp một và em trai thì mới học mẫu giáo. Ít lâu sau mẹ tôi đi bước nữa, còn bố tôi thì cũng có vợ mới.

Gia đình các bạn cùng trang lứa với tôi đều hạnh phúc, chỉ có gia đình tôi là bất hạnh nhất trong lớp mà thôi. Các bạn tôi thường hay dè bỉu: “Mẹ mày bỏ nhà đi theo trai!”, lúc đó nước mắt tôi cứ ứa ra và cổ họng như nghẹn lại. Tôi nghĩ rằng dù hoàn cảnh gia đình rất thiếu thốn, tôi vẫn phải cố gắng học, chỉ có vậy tôi mới mong được gặp lại mẹ và mẹ mới trở về bên tôi. Tôi vẫn tin rằng dù ở một nơi rất xa, mẹ vẫn cảm nhận thấy tôi yêu mẹ đến thế nào. Tôi đã học không kém một bạn nào trong lớp, suốt những năm học phổ thông tôi còn được nhà trường khen và có phần thưởng cho học sinh nghèo vượt khó. Tôi còn nhớ, ngày còn bé cô giáo dạy tôi bài thơ: “Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện…”, tôi đã nhắm mắt rất nhiều lần, dù hai mắt tôi lúc nào cũng sưng đỏ cả lên, nhưng tôi muốn một lần nhắm mắt lại được nhìn thấy mẹ, được ôm chầm lấy mẹ. Nhưng mở mắt ra thì chỉ có mình tôi với căn nhà trống trải.

Mẹ phải vào Đắc Nông xa xôi không có người thân thiết. Sống với dượng và bà cũng bị dượng đánh cả ngày. Tôi thương mẹ tôi lắm. Năm ngoái, tôi vào với mẹ vì thương mẹ nhưng tôi không thể nào sống nổi. Dượng có ý đồ xấu với tôi, nhắn tin sàm sỡ tôi qua điện thoại. Tôi nói với mẹ nhưng tôi không hiểu vì mẹ không tin lời tôi nói hay mẹ có biết nhưng cố tình cắn răng chịu đựng. Tôi chỉ nghĩ thương cho mẹ suốt đời không thoát khỏi những người đàn ông không tốt. Cuối cùng tôi nói với tất cả anh em họ hàng nhà ông ta biết chuyện đó rồi bỏ về ngoài Bắc. Nhưng rồi bố và dì tôi ở ngoài Bắc cũng chẳng khác gì mẹ và dượng tôi ở trong Nam. Tôi thấy chán nản và tủi cho thân mình, bố mẹ người Nam kẻ Bắc, chẳng có ai hiểu tôi, ở bên tôi khi cần. Sống với mẹ kế, tôi càng thấm thía câu ca dao xưa:

‘Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng’ Tôi và em trai thường xuyên bị dì đánh đập. Khi còn nhỏ, tôi ngoan ngoãn và cam chịu nghe lời dì, nhưng khi lớn lên và biết suy nghĩ thì tôi không thể chịu được cách mà dì đối xử với con chồng như vậy. Không gặp thì thôi, cứ gặp là dì lại nhìn tôi với ánh mắt khinh bỉ. Dì không hiểu tôi, ngược lại dì còn làm cho tôi cảm thấy buồn và rất tủi thân. Dì nói với tôi: “Rồi mày thì cũng như mẹ mày mà thôi”. Lúc đó tôi bật khóc và nghĩ tức trong bụng: “Mẹ tôi thì làm sao? Mẹ tôi có tội gì? Chỉ vì bố cho nên mẹ tôi mới phải ra đi. Dì cũng có toàn vẹn đâu mà lại kì thị và nói ra những lời khó nghe làm tổn thương đến trái tim con trẻ”. Tôi không thể chịu được cả câu dì nói: “Bố con giống nhau, loại xấu xa thế này thế kia… ”. Nhưng khi nói chuyện đó với bố thì bố tôi lại đem tôi ra đánh đập. Dì

Một phần của tài liệu ngoi-nha-binh-yen--tu-truyen-cua-nan-nhan-bi-mua-ban-tro-ve- (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)