Mất cân bằng quyền lực

Một phần của tài liệu hdr overview (Trang 27 - 28)

Bất bình đẳng trong thu nhập và thịnh vượng thường chuyển thành bất bình đẳng chính trị, một phần vì bất bình đẳng làm giảm sự tham gia chính trị, tạo thêm không gian cho các nhóm lợi ích cụ thể để định hình các quyết định có lợi cho mình. Những nhóm đặc quyền này có thể chi phối và định hình hệ thống, cho phù hợp với mong muốn của mình, điều này có khả năng dẫn đến sự bất bình đẳng nhiều hơn. Sự bất cân xứng quyền lực thậm chí có thể dẫn đến sự thất bại của các chức năng thể chế, làm suy yếu hiệu quả của các chính sách. Khi các thể chế bị chi phối bởi những người giàu có, người dân sẽ không sẵn sàng tham gia vào các hợp đồng xã hội (các quy tắc và kỳ vọng về hành vi mà mọi người tự nguyện tuân thủ làm cơ sở cho sự ổn định xã hội). Khi điều đó chuyển thành sự tuân thủ kém hơn với việc nộp thuế, điều này sẽ làm giảm khả năng cung cấp dịch vụ công chất lượng của nhà nước. Điều này có thể dẫn đến sự bất bình đẳng lớn hơn trong y tế và giáo dục. Khi hệ thống tổng thể được coi là không công bằng, có thể do sự loại trừ có hệ thống hoặc chủ

nghĩa bảo trợ (trao đổi hỗ trợ chính trị vì lợi ích cá nhân), mọi người có xu hướng rút khỏi các quá trình chính trị, làm khuếch đại ảnh hưởng của giới thượng lưu.

Một cách để hiểu tương tác giữa bất bình đẳng và các mối tương quan quyền lực là dựa trên khung khám phá về quá trình mà qua đó sự bất bình đẳng được tạo ra và duy trì. Về bản chất, quá trình này thường được gọi là quản trị hoặc cách mà các chủ thể khác nhau trong xã hội thương lượng để đạt được thỏa thuận (các chính sách và quy tắc). Khi các thỏa thuận này có hình thức là các chính sách, chúng có thể trực tiếp thay đổi sự phân bổ nguồn lực trong xã hội (mũi tên dưới cùng trong vòng tròn phải của hình 9, “trò chơi kết quả”). Ví dụ, các chính

HỘP 1

Bất bình đẳng trong phát triển con người (%)

Nguồn: Văn phòng Báo cáo Phát triển con người sử dụng dữ liệu từ GDIM (2018), phỏng theo Corak (2013).

10Slovakia Slovakia

1.2

Một phần của tài liệu hdr overview (Trang 27 - 28)