Về quyền tự quyết

Một phần của tài liệu Gioi thieu Cong uoc ve cac quyen dan su, chinh tri (Trang 26 - 28)

III. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NỘI LUẬT HÓA CÁC QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP

1.1.Về quyền tự quyết

1. Kết quả nội luật hóa

1.1.Về quyền tự quyết

Quyền tự quyết được thể hiện ở hai vấn đề sau:

Một là vấn đề thừa nhận và bảo vệ quyền của các dân tộc trong việc sở hữu đất đai và lãnh thổ:

Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc với truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng chung sống xen kẽ lâu đời bên nhau, có truyền thống đoàn kết trong suốt tiến trình hàng ngàn năm lịch sử, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Chính sách và mục tiêu của Nhà nước Việt Nam là củng cố khối đại đoàn kết

27 dân tộc trên tinh thần bình đẳng để cùng nhau xây dựng một quốc gia Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do và giàu mạnh. Việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội cho tất cả các dân tộc chính là biểu hiện việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.

Ở Việt Nam không có vấn đề dân tộc bản địa hoặc người bản địa. Quyền làm chủ của người dân đối với các nguồn tài nguyên của đất nước, trong đó có đất đai đã được khẳng định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013, theo đó, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, tổ chức và cá nhân có quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật. Các quyền liên quan đến đất đai được nhà nước bảo vệ.

Hai là vấn đề tham vấn trong quy trình ra quyết định chính sách và pháp luật:

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ việc tham vấn ý kiến của tổ chức cá nhân đối với việc soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển kinh tế xã hội đều phải tham khảo ý kiến của đối tượng bị tác động. Đối với chính sách pháp luật liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều đồng bào dân tộc cư trú thì đều phải lấy ý kiến trực tiếp của họ hoặc thông qua ý kiến của tổ chức chính quyền địa phương. Trong cơ cấu của Nhà nước có Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu ra, Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ nhằm tổ chức phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo và bảo vệ quyền lợi các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, vai trò và tiếng nói của các tổ chức, đoàn thể quần chúng như Hội Chữ thập Đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… trong việc tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ngày càng được coi trọng.

Tại Việt Nam, người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện tham gia ngày càng nhiều vào hệ thống chính trị, quản lý xã hội, quản lý nhà nước từ Trung ương đến

28 địa phương. Hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đều có cán bộ là người dân tộc thiểu số giữ các cương vị chủ chốt như nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (giai đoạn năm 2001 – 2011), Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội, nhiều lãnh đạo cấp Vụ của Ủy ban Dân tộc là người dân tộc thiểu số…

Một phần của tài liệu Gioi thieu Cong uoc ve cac quyen dan su, chinh tri (Trang 26 - 28)