Về quyền sống

Một phần của tài liệu Gioi thieu Cong uoc ve cac quyen dan su, chinh tri (Trang 29 - 31)

III. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NỘI LUẬT HÓA CÁC QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP

1. Kết quả nội luật hóa

1.4. Về quyền sống

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến quyền sống về cơ bản phù hợp với các chuẩn mực nền theo quy định của ICCPR. Các quy định có tính nguyên tắc về bảo vệ nhóm quyền sống là những nguyên tắc đã được

30 Hiến định và được cụ thể hóa, bảo đảm thực thi bởi hệ thống các quy phạm pháp luật trong các đạo luật quan trọng, cụ thể như sau:

Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính

mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng đã có các quy định nhằm bảo đảm

quyền sống như: Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004... Ngoài ra, các văn bản dưới luật (Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của các Bộ, ngành) cũng có những quy định bảo đảm quyền sống.

Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam quy định khá cụ thể để bảo đảm quyền của những người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, người chấp hành án phạt tù trong quá trình tham gia tố tụng. Việc bắt người phải có quyết định của Toà án, quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát. Một người chỉ bị coi là có tội khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật do Tòa án tuyên.

Về hình phạt tử hình, Bộ luật Hình sự Việt Nam đã từng bước được sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm số điều luật quy định hình phạt tử hình tại Bộ luật Hình sự từ 29 điều (chiếm tỷ lệ 11%) xuống còn 22 điều (chiếm tỉ lệ 8%). Biện pháp thi hành án tử hình được sửa đổi theo chiều hướng nhân đạo hơn, chuyển từ hình thức bắn sang tiêm thuốc. Bộ luật Hình sự cũng đã thu hẹp các trường hợp được phép áp dụng hình phạt tử hình bằng việc bổ sung đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử; quy định chặt chẽ các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình. Mặc dù hình phạt tử hình được quy định áp dụng đối với 22 tội danh với 23 cấu thành tội phạm nhưng trên thực tế các Tòa án chủ yếu áp dụng đối với một số trường hợp phạm tội giết người và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ

31 sung Bộ luật Hình sự theo hướng: (i) iảm số lượng các tội danh có quy định hình phạt tử hình; (ii) iảm các trường hợp phạm tội có thể áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội danh còn giữ lại hình phạt tử hình, đồng thời mở rộng đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình; (iii) Tiếp tục hoàn thiện quy định về không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.

Một phần của tài liệu Gioi thieu Cong uoc ve cac quyen dan su, chinh tri (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)