chứng từ
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 (Sửa)
Ta có các dữ liệu trong một bức L/C như sau: Date of Issue: 130101
Date of Expiry: 130315.
Latest day of Shipment : 121225.
Công ty X giao hàng vào ngày 25/12/2012. Vậy ngày trễ nhất để xuất trình chứng từ là ngày nào?
a) 16/01/2013 b) 15/01/2013 c) 15/02/2013 d) 15/03/2013
Đáp án: câu b (Điều c). chứng từ xuất trình bao gồm một hay nhiều vận đơn gốc mà tuân theo các điều khoản 19, 20, 21, 22, 23, 24 hoặc 25 thì phải được lập bởi hoặc nhân danh người thụ hưởng không trễ hơn 21 ngày sau ngày giao hàng như mô tả trong bản quy tắc, nhưng không được trễ hơn ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng. Ngày giao hàng là ngày 25/12/2012, chứng từ phải được xuất trình không trễ hơn 21 ngày, nên ngày xuất trình chứng từ trễ nhất sẽ là ngày 15/01/2013.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Ta có dữ liệu sau: Ngày 03/01/2013 (Thứ năm), người thụ hưởng là công ty X xuất trình bộ chứng từ đến ACB (với ACB là ngân được chỉ định), yêu cầu ACB thanh toán cho bộ chứng từ đó. Vậy thời gian nào là ngày mà ACB ra thông báo xác định chứng từ là hợp lệ:
a) 10/01/2013 b) 08/01/2013 c) 18/01/2013 d) 24/01/2013
Đáp án : câu e (Điều 14b). Theo điều 14 khoản b UCP 600 quy định: một ngân hàng được chỉ định hày động theo chỉ thị, ngân hàng xác nhận nếu có, và ngân hàng phát hành sẽ lần lượt có tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ có hợp lệ hay không. Thời hạn này không được rút ngắn, nếu không thì chịu ảnh hưởng bởi sự kiện xảy ra vào ngày hoặc sau ngày hết hạn hiệu lực xuất trình chứng từ hay ngày cuối cùng xuất trình chứng từ.
Vì ngân hàng phát hành có tối đa 5 ngày làm việc sau ngày xuất trình chứng từ (có nghĩa là không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ bù, thứ bảy, chủ nhật,...) nên khi cty X xuất trình chứng từ vào ngày 03/01/2013 (thứ năm) và vì có 2 ngày thứ bảy, chủ nhật nên ngày mà ACB thông báo xác định chứng từ hợp lệ là ngày 08/01/2013 hoặc là ngày 10/01/2013.
Thêm vào để làm rõ hơn điều 14b: ngân hàng làm việc trong điều 14b quy định phải là Ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhân nếu có, hoặc là ngân hàng phát hành. Ngân hàng thông báo không nằm trong trường hợp này (hoặc là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng cũng vậy); khi những ngân hàng này nhận được thư tín dụng do người thụ hưởng xuất trình thì chúng phải chuyển chứng từ chi ngân hàng phát hành ngay lập tức (không có thời gian 5 ngày làm việc như ngân hàng được chỉ định). Trong điều 14b có đoạn: “ Thời hạn này không được rút ngắn, nếu không thì chịu ảnh hưởng bởi sự kiện xảy ra vào ngày hoặc sau ngày hết hạn hiệu lực xuất trình chứng từ hay ngày cuối cùng xuất trình chứng từ”. Có nghĩa là:vd: ngày cuối cùng để xuất trình chứng từ là ngày 15/02 và người xuất trình xuất trình chứng từ vào ngày 15/02, nếu theo điều khoản này thì ngày cuối cùng để ngân hàng ra thông báo xác định chứng từ có hợp lệ hay không là ngày 20/02. Nhưng vào ngày 15/02, tại ngân hàng X đó có một cuộc đình công, đến ngày 18/02 thì NH X mới làm việc trở lại thì thời hạn 5 ngày sẽ được tính từ ngày 18/02 và ngày cuối cùng để ngân hàng ra thông báo chứng từ có hợp lệ hay không sẽ là ngày 22/02.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3
Trong L/C có yêu cầu các chứng từ: 3/3 Original signed commercial invoice 3/3 Original certificate of origin issued.
Full set (3/3) clean on board Ocean Bill of lading.
Khi xuất trình Bộ chứng từ đến ngân hàng được chỉ định, ngoài những chứng từ nêu trên, còn có 1 chứng từ khác: “các điều khoản về vận đơn đường biển – Bill of Lading Terms and Conditions”. Ngân hàng được chỉ định sẽ xử lý như thế nào ?
b) Bộ chứng từ bất hợp lệ, do BCT xuất trình không đúng với L/C
c) Bỏ qua Chứng từ đó, có thể gửi trả cho người xuất trình, đồng thời ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu nếu Bộ chứng từ hợp lệ.
d) Yêu cầu người xuất thụ hưởng xuất trình BCT khác. e) Cả 3 ý đều sai.
Đáp án : câu b điều 14g. : Một chứng từ được xuất trình nhưng thư tín dụng không yêu cầu thì sẽ bị bỏ qua và có thể được gửi trả cho người xuất trình.
TÌNH HUỐNG 1
Công ty X, Tp Hồ Chí Minh, VN xuất khẩu một lô hàng áo Sơ Mi cho công ty Y, Tokyo, Nhật Bản. Công ty yêu cầu HSBC tại Nhật mở một L/C với nội dung sau: Date of Issue: 110726
Date of Expiry: 110910
Latest Date of Shipment: 110820
Công ty X giao hàng vào ngày 18/8/2011. Và đến ngày 9/9/2011 thì xuất trình bộ chứng từ cho 1 ngân hàng được chỉ định ở Việt Nam.
Việc xuất trình Bộ chứng từ trên có được xem là hợp lệ không ? Giải thích.
Giải quyết:
Theo điều 14 khoản c UCP 600 quy định: chứng từ xuất trình bao gồm một hay nhiều bản gốc mà tuân theo các điều khoản 19, 20, 21, 22,23, 24 hoặc 25 thì phải được lập nhân danh người thụ hưởng, không trễ hơn 21 ngày sau ngày giao hàng như trong mô tả trong bảng quy tắc, nhưng không được trễ hơn ngày hết hạn của thư tín dụng. Vì trong L/C này không quy định ngày hết hạn hiệu lực xuất trình chứng từ nên công ty X phải hiểu là hạn chót để xuất trình chứng từ là 21 ngày sau ngày giao hàng. Công ty này giao hàng vào ngày 18/08/2011. Vậy hạn chót xuất trình chứng từ sẽ là ngày 08/09/2011. Mà theo tình huống trên thì công ty X đã xuất trình trễ hơn 1 ngày so với ngày hết hạn xuất trình chứng từ cho nên việc xuất trình của công ty X là không hợp lệ.
TÌNH HUỐNG 2
Ta có một số dữ liệu sau đây:
L/C quy định: Sữa bột cô gái Hà Lan
Phiếu đóng gói: Sữa bột
Bộ chứng từ trên có hợp lệ không ? Giải thích.
Giải quyết:
Theo điều 14 khoản e UCP 600 quy định: những chứng từ không phải là hóa đơn thương mại ví dụ như B/L, Packinh list,..., phần mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch khác có thể nêu chung chung nhưng không được mâu thuẫn với mô tả trong thư tín dụng.
Vậy theo tình huống này, dù các mô tả hàng hóa ở ba loại giấy tờ có khác nhau nhưng đều thể hiện loại hàng hóa là sữa bột, phù hợp với mô tả trong L/C. Bên cạnh đó hóa đơn thương mại đã mô tả hàng hóa khá chi tiết. Cho nên bộ chứng từ này hợp lệ. Tuy nhiên, nếu, trên phiếu đóng gói có ghi tên hàng là: đường thì BCT này là bất hợp lệ. (mâu thuẫn với nội dung L/C).
TÌNH HUỐNG 3
Một L/C có nội dung như sau:
Form of Documentary Credit : Irrevocable Currency Code, Amount: USD 50,000. Partial Shipments: Allowed
Available with...By...: Any Bank. Documents required:
3/3 Original signed commercial invoice 3/3 Original certificate of origin issued.
Full set (3/3) clean on board ocean bill of lading. Packing list
Người thụ hưởng đã mang bộ chứng từ đi xuất trình tại Vietcombank. NH này sau khi kiểm tra, quyết định chiết khấu miễn truy đòi. Sau đó, Vietcombank xuất trình BCT đòi tiền NH ACB. NH ACB sau khi kiểm tra và gửi thông báo từ chối thanh toán cho NH Vietcombank với lý do: Packing list do người thụ hưởng phát hành.
Việc từ chối thanh toán của NH ABC có hợp lý không? Giải thích
Theo điều 14 khoản f UCP 600 quy định: Nếu LC yêu cầu xuất trình 1 chứng từ mà không phải là chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, hóa đơn thương mại mà không qui định người phát hành hoặc nội dung dữ liệu thì NH vẫn sẽ chấp nhận nếu nội dung của nó đáp ứng được chức năng của chứng từ được yêu cầu.
Như vậy việc từ chối thanh toán cho Vietcombank của ACB là không hợp lý vì Packing list có thể do người thụ hưởng phát hành.
TÌNH HUỐNG 4
Trong L/C có các ghi chú sau: Date of Issue: 110825
Date of Expiry: 111020
Period for Presentation: Documents must be presented within 20 days after Shipment date.
Trong bộ chứng từ mà người thụ hưởng xuất trình (giả sử xuất trình đúng hạn) có B/L ghi chú như sau:
B/L: ngày “ On board” 19/08/2011. Vậy bộ chứng từ trên có hợp lệ không?
Giải quyết:
Theo điều 14 khoản i UCP 600 quy định: một chứng từ có thể được ghi ngày trước ngày phát hành thư tín dụng nhưng không được ghi trễ hơn ngày xuất trình chứng từ. Điều này xảy ra trong trường hợp: Nhà xuất khẩu đã giao hàng cho nhà nhập khẩu, nhưng sau đó thì nhà nhập khẩu bị phá sản, Nhà xuất khẩu bán cho một người khác nên, chứng từ được ghi vào trước ngày mở thư tín dụng.
Vì vậy chọn đáp án: hợp lệ.
TÌNH HUỐNG 5
Ta có các thông tin sau:
L/C: Người thụ hưởng: công ty TNHH HN, số 279, Nguyễn Tri Phương, Quận10, Tp.HCM,Việt Nam, ĐT: 08 3889999
Hóa đơn thương mại do Công ty TNHH HN phát hành, địa chỉ: số 115A- Xa lộ Hà Nội, Q9, TpHCM,Việt Nam, ĐT: 08 3998888
Giải quyết:
Theo điều 14 khoản j UCP 600 quy định: khi địa chỉ của người hưởng và người yêu cầu mở thư tín dụng được nêu trên những chứng từ quy định phải xuất trình thì nó không cần phải giống như trong thư tín dụng hay những chứng từ khác xuất trình chung với nó, nhưng phải thuộc cùng một đất nước tương ứng như địa chỉ đề cập trong thư tín dụng. Những chi tiết liên hệ (như: số fax,điện thoại, email,… ) được nêu như một phần địa chỉ của người thụ hưởng, người xin mở thư tín dụng sẽ bị bỏ qua. Trong trường hợp này ta thấy tuy địa chỉ của người thụ hưởng trong L/C và địa chỉ của người phát hành hóa đơn thương mại nhưng sự khác biệt này vẫn nằm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và phù hợp với tên đất nước nêu trong L/C nên vẫn được xem là hợp lệ
Tuy nhiên, trong trường hợp sau thì bộ chứng từ bị coi là bất hợp lệ:
L/C: người yêu cầu mở L/C: công ty TNHH Hoàng Anh, 376A, Nguyễn Trung Trực, Q1 TpHCM. ĐT 08 3867679.