3.1. Mục đích thực nghiệm
Thông qua thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng các cách thức, phương pháp dạy học chủ đề ca dao Việt Nam để hình thành và phát triển năng lực HS.
3.2. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An vào tháng 11 năm 2020 theo đúng định hướng của đề tài.
3.3. Phương pháp thực hiện
Giáo viên thực hiện đề tài sáng kiến tiến hành dạy 8 tiết thực nghiệm ở hai lớp (Lớp 10C2 tổng số 43 HS và lớp 10C3 tổng số 44 HS) theo mẫu giáo án đã thiết kế của đề tài và tiến hành đối chứng ở hai lớp (Lớp 10C4 tổng số 45 HS và lớp 10C5 tổng số 43 HS) theo mẫu giáo án từ trước tới nay GV đã thực hiện. Sau khi dạy thực nghiệm và tiến hành đối chứng, GV đánh giá những kết quả đạt được về năng lực của HS qua quan sát của GV; qua phiếu khảo sát HS (Phụ lục 3) và phiếu đánh giá của GV, HS (Phụ lục 5). Từ đó, đề tài so sánh kết quả đánh giá ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng để rút ra những kết luận cần thiết.
3.4. Thiết kế giáo án dạy học thực nghiệm
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC: CA DAO VIỆT NAM Thời lượng: 4 tiết
Bước 1. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng của chủ đề:
- Học sinh hiểu, phân tích, lí giải và đánh giá được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Bài số 1 số 4
và số 6); ca dao hài hước (Bài số 1 và số 2)
- Từ việc đọc hiểu những bài ca dao cụ thể, HS xác định được đặc trưng về mặt thể loại của ca dao Việt Nam.
- Biết cách đọc hiểu và chia sẻ kinh nghiệm đọc hiểu một bài ca dao Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
- Vận dụng những hiểu biết về thể loại ca dao Việt Nam vào đọc hiểu những bài ca dao tương tự ngoài chương trình.
- Bước đầu nhận biết điểm giống và khác nhau giữa thơ ca dân gian và thơ ca của văn học viết.
- Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực chung và các năng lực đặc thù: + Các năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo.
+ Các năng lực đặc thù bao gồm: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học được thể hiện qua năng lực đọc, năng lực viết, năng lực nói và nghe.
Bước 2: X y dựng bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề ca dao Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Thấp Cao
- Nêu được các thông tin về thể loại ca dao Việt Nam: Định nghĩa, đặc điểm nội dung và nghệ thuật, mối quan hệ giữa ca dao và dân ca.
- Hiểu rõ đặc trưng về mặt thể loại của ca dao Việt Nam.
- Đọc diễn cảm các bài ca dao Việt Nam.
- Đọc sáng tạo các bài ca dao Việt Nam, kết hợp biểu diễn.
- Nêu được thông tin về các bài ca dao: nhóm bài, phân chia các bài ca dao theo nhóm cụ thể.
- Hiểu được tâm hồn, tư tưởng của người bình dân qua ca dao Việt Nam trong các mối quan hệ cụ thể.
- Khái quát giá trị, nội dung, ý nghĩa và những đặc sắc nghệ thuật của thể loại ca dao Việt Nam từ các bài ca dao đã học.
- Trình bày những quan điểm riêng, phát hiện sáng tạo về các bài ca dao.
- Xác định được nội dung, cảm hứng chủ đạo của mỗi bài ca dao.
- Phân tích được mạch cảm xúc, tình cảm của chủ thể trữ tình trong các bài ca dao.
- Thấy được, lí giải được sự ảnh hưởng hiện thực xã hội đến số phận, tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân qua ca dao.
- Tự đọc và khám phá giá trị của một bài ca dao mới, tương tự không có trong chương trình.
- Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài ca dao và đặc điểm nghệ thuật của thể loại ca dao Việt Nam.
- Lý giải thái độ, quan điểm thẩm mỹ, ước mơ và khát vọng của nhân dân qua ca dao Việt Nam.
- Rút ra được kinh nghiệm đọc hiểu một bài ca dao Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
- Phân biệt được đặc điểm nghệ thuật của thơ ca dân gian và thơ ca của văn học Viết.
- Nắm được quy trình viết một văn bản thuyết minh.
- Phân tích và đánh giá được hiệu quả sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang đậm màu sắc dân gian của ca dao Việt Nam.
- Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung và nghệ thuật giữa ca dao với thơ ca của văn học viết.
- Hoàn thành một bài văn thuyết minh giới thiệu, trình bày về một vấn đề cụ thể.
- Phân tích bối cảnh (không gian, thời gian) diễn xướng của một số bài ca dao.
- Nêu được ý nghĩa, sự tác động của các bài ca dao đối với tâm hồn, tình cảm của bản thân; thể hiện được những đánh giá của cá nhân về ca dao Việt Nam.
- Chuyển được bài viết thành một bài thuyết trình có sự kết hợp giữa yếu tố ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ.
ước 3. Xây dựng câu hỏi/ bài tập của chủ đề dạy học “Ca dao Việt Nam”
1. Tạo lập văn bản viết
- Cảm nhận, phân tích một bài ca dao Việt Nam.
- Thuyết minh, giới thiệu về nội dung, nghệ thuật của ca dao Việt Nam. - Thuyết minh, giới thiệu về một bài ca dao mà anh/chị yêu thích. - Thuyết minh, giới thiệu về dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh.
- Ý nghĩa, sự tác động tích cực của ca dao đối với tâm hồn, tư tưởng và tình cảm của bản thân.
- Vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân qua ca dao Việt Nam. - Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Việt Nam.
2. Tạo lập văn bản n i
- Bài thuyết trình về nội dung, nghệ thuật của ca dao Việt Nam. - Bài thuyết trình về một bài ca dao tự chọn.
- Bài thuyết trình về dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh.
- Trao đổi thảo luận về một vấn đề nổi bật của ca dao Việt Nam. - Chia sẻ kinh nghiệm đọc hiểu một bài ca dao Việt Nam.
Bước 4: Kế hoạch thực hiện chủ đề Nội dung Hình thức tổ
chức dạy học
Thời
lượng Thời điểm Thiết bị dạy học và học liệu
- Đọc hiểu chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Bài 1, 4, 6).
- Trong lớp - 2 tiết - Tiết 25, 26 tuần thứ 9. - Máy chiếu - Tranh ảnh - Bảng phụ - Phiếu học tập - Âm nhạc - Đọc hiểu chùm
ca dao hài hước (Bài 1, 2)
- Trong lớp - 1 tiết - Tiết 27 tuần thứ 10.
- Bảng phụ - Máy chiếu - Phiếu học tập - Sơ đồ tư duy - Âm nhạc - Viết, nói và nghe về ca dao - Trong lớp, ở nhà, không gian học tập khác. - 1 tiết - Tiết 28 tuần thứ 10. - Âm nhạc - Bản thuyết trình bằng power point - Phiếu học tập - Phiếu đánh giá
Bước 5. Xây dựng tiến trình dạy học chủ đề A. Mục tiêu dạy học
Phẩm chất,
năng lực Yêu cầu cần đạt (STT)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ: Năng lực ngôn ngữ và văn học được biểu hiện cụ thể qua:
Năng lực đọc
- Đọc đúng, đọc trôi chảy, đọc diễn cảm kết hợp biểu diễn
các bài ca dao Việt Nam (1)
- Trình bày được các tri thức đọc hiểu về ca dao; mối quan hệ giữa ca dao và dân ca. Trên cơ sở đó biết vận dụng vào đọc hiểu những bài ca dao cụ thể.
(2) - Biết đọc hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật một bài
ca dao Việt Nam theo đặc trưng thể loại: hiểu được, cảm nhận được, lí giải và đánh giá được tâm hồn, tư tưởng, tình cảm và thái độ của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao.
- Tổng hợp, đánh giá được giá trị nội dung và nghệ thuật qua hệ thống các bài ca dao Việt Nam; rút ra được cách thức đọc hiểu một bài ca dao Việt Nam.
(3)
- Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung và nghệ thuật giữa ca dao Việt Nam với các tác phẩm văn học viết trong nền văn học Việt Nam.
- Nêu được ý nghĩa, sự tác động của các bài ca dao đối với tâm hồn, tình cảm của bản thân.
(4)
- Biết vận dụng kiến thức và cách đọc đã có ở các giờ đọc hiểu về ca dao Việt Nam để tự đọc hiểu những bài ca dao
Phẩm chất,
năng lực Yêu cầu cần đạt (STT)
Năng lực viết
- Viết được văn bản đúng quy trình, đảm bảo các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước.
- Viết được một văn bản thuyết minh giới thiệu về một vấn đề cụ thể bằng các phương pháp thuyết minh hiệu quả, hình thức kết cấu văn bản phù hợp, sử dụng các yếu tố tạo tính chuẩn xác, hấp dẫn kết hợp sử dụng âm thanh, hình ảnh, vi deo minh họa.
(6)
- Chuyển được văn bản thuyết minh thành bài thuyết trình power point có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
(7)
Năng lực nói và nghe
- Biết thuyết trình giới thiệu về một vấn đề cụ thể có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
(8) - Biết trao đổi, thảo luận, đối thoại, tranh luận trong quá
trình dạy học chủ đề, khi nghe thuyết trình, khi đứng trước những ý kiến trái chiều.
- Biết đặt câu hỏi về những điều mình còn trăn trở, cần được giải thích.
- Biết lắng nghe, nắm bắt và đưa ra các nhận xét, đánh giá của bản thân về bài thuyết trình.
(9)
NĂNG LỰC CHUNG Năng lực
giao tiếp và hợp tác
- Chia sẻ nguồn tư liệu, hiểu biết và những trải nghiệm của bản thân; thảo luận nhóm, thuyết trình, đối thoại với giáo viên, bạn học và nhân vật phỏng vấn về các vấn đề của bài học.
(10)
Năng lực tự học
- Đọc, tìm hiểu một số bài ca dao không được tổ chức dạy học, không có trong chương trình SGK.
- Tự khai thác, tìm kiếm thông tin, tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan đến bài học gắn với các nhiệm vụ học tập (tranh ảnh, vi deo, bài viết…); huy động những trải nghiệm của bản thân về ca dao Việt Nam, về dân ca Nghệ Tĩnh.
(11)
Năng lực sáng tạo
- Thiết kế được các văn bản thuyết minh giới thiệu về một vấn đề cụ thể.
- Chuyển được các văn bản thuyết minh thành các bài thuyết trình có hình ảnh, âm thanh, video minh họa.
- Đề xuất được cách đọc hiểu một bài ca dao; hát đối đáp, giao duyên phù hợp với các bài ca dao được học.
(12)
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Chăm chỉ Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ được giao. (13)
Trách
nhiệm Tự giác phối hợp với các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao. (14)
Nhân ái
Đồng cảm với cuộc đời, số phận và tâm hồn của người bình dân: nhiều xót xa, cay đắng, sống có nghĩa tình, lạc quan, yêu đời.
(15)
B. Thiết bị dạy học, học liệu và công tác chuẩn bị.
I. Giáo viên
1. GV chuẩn bị dụng cụ dạy học và học liệu sau
- SGK, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, loa.
- Kế hoạch dạy học, phiếu học tập, một số tranh ảnh trình chiếu power point. - Mẫu bài văn thuyết minh. Giấy A0, bút dạ, bảng phụ.
- Công cụ đánh giá: Phiếu đánh giá một số yêu cầu học tập, phiếu đánh giá năng lực học sinh đạt được sau khi học xong chủ đề.
2. Giao nhiệm vụ cho HS làm việc ở nhà
- GV chia lớp học thành 4 nhóm, hướng dẫn và phân công nhiệm vụ cụ thể. - Các nhóm phải: Hoàn thành cơ bản bài văn thuyết minh của nhóm mình và chuyển hoàn chỉnh thành bài thuyết trình trình chiếu power point. Hoàn thành phiếu đánh giá chéo nhau theo cặp nhóm khi được GV giao nhiệm vụ.
II. Học sinh chuẩn bị trước ở nhà
- SGK, học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- Tìm kiếm, phân loại, tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu, từ internet, từ hoạt động phỏng vấn… để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Văn bản thuyết minh và bài thuyết trình trình chiếu power point.
C. Tiến trình dạy học I. Mô tả tiến trình Hoạt động học (thời gian) Mục tiêu (STT)
Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá Hạt động 1: Đọc * Hoạt động tạo tâm thế đọc * Hoạt động tìm hiểu tri thức đọc * Hoạt động đọc hiểu (10), (13), (14) (2), (10), (13), (14) (1), (3), (4), (5), (10), (11), (12), (13), (14), (15), (16)
- Sinh hoạt lễ hội dân gian. Bài ca dao Thằng Bờm
- Khái niệm ca dao, đặc trưng thể loại, mối quan hệ giữa ca dao, dân ca.
- Cảm nhận khái quát: Nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của các chùm ca dao. - Đọc hiểu chi tiết nội dung và hình thức nghệ thuật của các bài ca dao Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
- Tổng hợp, đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của ca dao Việt Nam. - Kinh nghiệm, cách - Dạy học trực quan, làm việc nhóm. - Trao đổi cặp, vấn đáp. - Đọc diễn cảm, đọc kết hợp biểu diễn, đọc sáng tạo. - Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm, sử dụng phiếu học tập, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh. - Hoạt động trải nghiệm. - Sử dụng hệ thống câu hỏi - Phiếu đánh giá. - Phiếu đánh giá, nhóm đánh giá chéo, giáo viên đánh giá. - Phiếu đánh giá, chấm phiếu học tập, nhóm đánh giá chéo, giáo viên đánh giá.
Hoạt động học (thời gian)
Mục tiêu (STT)
Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá thức đọc hiểu một bài ca dao. - Ý nghĩa, sự tác động của các bài ca dao đối với tâm hồn, tình cảm của bản thân.
- Đọc hiểu một bài ca dao ngoài chương trình.
gợi mở; phương pháp đàm thoại, diễn giảng, nêu vấn đề; chuyển thể tác phẩm ca dao để hát đối đáp. Hoạt động 2: Viết (6), (7), (10), (11), (12), (13), (14)
- Thuyết minh giới thiệu về: Nội dung của ca dao Việt Nam; đặc sắc nghệ thuật của ca dao Việt Nam; một bài ca dao yêu thích; dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh.
- Cung cấp mẫu.
- Trao đổi, thảo luận nhóm. - Viết theo quy trình. - Hoạt động trải nghiệm. Phiếu đánh giá, các nhóm đánh giá chéo và GV đánh giá. Hoạt động 3: nói - nghe (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14), (15), (16) - Thuyết trình bằng power point các văn bản viết.
- Lắng nghe và nắm bắt nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói và đưa ra các nhận xét, đánh giá về bài thuyết trình. - Thảo luận nhóm, đối thoại, tranh luận, thuyết trình. - Đặt câu hỏi - Hoạt động trải nghiệm Phiếu đánh giá, các nhóm đánh giá chéo và GV đánh giá
II. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Đọc
a. Hoạt động tạo tâm thế đọc (5 phút) * Mục tiêu hoạt động: (10), (13), (14) * Tổ chức hoạt động:
Mục tiêu cần đạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS Dự kiến kết quả