Nghĩa của đề tài

Một phần của tài liệu chủ đề ca dao việt nam (Trang 51 - 53)

Với việc áp dụng những cách thức, phương pháp mà đề tài đã đưa ra để hình thành và phát triển năng lực HS trong quá trình dạy học chủ đề ca dao Việt Nam trên địa bàn trường THPT Cờ Đỏ, bản thân tôi nhận thấy hiệu quả mang lại rất cao, kết quả rất tích cực. Từ đó, tôi đã mạnh dạn chia sẻ phương pháp này với các đồng nghiệp trong trường và một số đồng nghiệp đang giảng dạy ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và một số trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Qua việc sử dụng kế hoạch dạy học chủ đề ca dao Việt Nam mà đề tài đã xây dựng với những cách thức phương pháp cụ thể, đa dạng, đổi mới, hầu hết các đồng nghiệp trong và ngoài trường đều nhận thấy đây là những cách thức, phương pháp dạy học rất phù hợp và mang lại hiệu quả cao trong

việc hình thành và phát triển năng lực HS. Tùy thuộc vào điều kiện, tình hình thực tế của mỗi trường, tùy thuộc vào đối tượng HS để các đồng nghiệp áp dụng kế hoạch dạy học chủ đề ca dao Việt Nam nhằm hình thành và phát triển năng lực HS. Hầu hết các đồng nghiệp trên địa bàn đều khẳng định rằng đây là những cách thức, phương pháp có thể áp dụng một cách rộng rãi, có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao.

Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thông qua các hoạt động học tập các em đã tự giác, tự tin khám phá và tìm hiểu bài học. Với việc tham gia các hoạt động học tập được tổ chức một cách đa dạng, phù hợp với đặc trưng bài học, HS đã mạnh dạn bày tỏ chính kiến, làm việc tích cực, thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo dựa trên những cơ sở phù hợp. Không còn tình trạng HS ngồi chờ kiến thức của giáo viên đưa ra để tiếp nhận một cách thụ động, máy móc, rập khuôn. Các hoạt động được tiến hành khi dạy học chủ đề ca dao Việt Nam không chỉ góp phần truyền cảm hứng, khơi dậy khả năng sáng tạo, đánh thức niềm đam mê ở học sinh mà còn giúp giáo viên vỡ ra nhiều điều trong quá trình dạy học.

Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định môn Ngữ văn là một trong những môn học bắt buộc trong tất cả các giai đoạn giáo dục. Từ những định hướng chung của chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể năm 2018 nhằm thực hiện chiến lược đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, môn Ngữ văn nói riêng và tất cả các môn học khác nói chung đều phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Trên tinh thần đó Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 đã cụ thể hóa những mục tiêu, yêu cầu, nội dung cũng như phương pháp dạy học để hình thành phẩm chất, năng lực HS trong từng cấp học. Theo đó, để hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực chung và đặc biệt là những phẩm chất, năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và văn học) môn Ngữ văn đã xác định tập trung rèn luyện trục kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cho HS. Các hoạt động đó sẽ được tổ chức tích hợp trong từng bài dạy học theo chủ đề bao gồm cả đọc hiểu văn bản, làm văn và tiếng Việt, không còn bài dạy học riêng về làm văn, tiếng Việt mà kiến thức đó sẽ được kết hợp trong quá trình dạy học văn bản. Cùng với yêu cầu, mục tiêu về đổi mới phương pháp dạy học, chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đặt ra những yêu cầu về đổi mới kiểm tra, đánh giá. Hoạt động kiểm tra đánh giá được tiến hành trong cả quá trình dạy học, bên cạnh hoạt động đọc, viết, nói và nghe cho mỗi chủ đề chiếm 95%, hoạt động kiểm tra đánh giá chiếm 5%. Nắm bắt được tinh thần đó, khi tiến hành dạy học các bài ca dao Việt Nam theo chương trình môn Ngữ văn hiện hành, lần đầu tiên đề tài đã tập trung vào tổ chức dạy học tích hợp các hoạt động đọc, viết, nói và nghe cho học sinh trong cả chủ đề. Ở từng hoạt động, đề tài đã cụ thể hóa, đa dạng hóa cách thức, phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ văn đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Hoạt động đánh giá được tiến hành trong cả quá trình dạy học chủ đề. Học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, được rèn luyện

cả trục kĩ năng đọc - viết - nói và nghe để hình thành, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù. Với những phương pháp nói trên khi dạy học chủ đề ca dao Việt Nam, đề tài đã đem đến một hướng mới, hiệu quả trong việc xây dựng kế hoạch bài học theo chủ đề để phát triển năng lực học sinh, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Đóng góp này của đề tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi trên thực tế hiện nay, lý luận về dạy học chủ đề theo tinh thần tích hợp các hoạt động đọc, viết, nói và nghe đã được phổ biến cho môn Ngữ văn, một số đề tài đã đưa ra cách thiết kế bài dạy học chủ đề theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tuy nhiên để thực hiện một cách chi tiết, cụ thể một chủ đề dạy học theo tinh thần đổi mới thì nhiều giáo viên còn lúng túng, mò mẫm. Lần đầu tiên, với việc dạy học chủ đề ca dao Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đề tài không dừng lại ở việc hướng dẫn mà đã tiến hành thiết kế bài học một cách hoàn chỉnh theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018, đem đến một hướng đi mới trong dạy học chủ đề ca dao Việt Nam.

Từ kết quả này có thể khẳng định việc hình thành và phát triển những năng lực chung và năng lực đặc thù cho HS qua dạy học chủ đề ca dao Việt Nam bằng những cách thức, phương pháp mà đề tài đã đưa ra là rất cần thiết và phù hợp, đem lại nhiều ý nghĩa rất quan trọng cho hoạt động dạy học, đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của việc dạy và học hiện nay.

Một phần của tài liệu chủ đề ca dao việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)