0
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Tán sắc trong sợi quang

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG XDM LÊN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG - LÊ BẬT THẮNG (Trang 55 -57 )

Trong thí nghiệm được trích dẫn trong phần 2.3.1, các kết quả cũng cho thấy các hiệu ứng do XPM gây ra như méo dạng xung, biến đổi nhiễu pha thành nhiễu cường độ… cũng phụ thuộc rất nhiều vào tán sắc sợi quang.

Trong một thí nghiệm khác[4] để nghiên cứu sự méo xung do XPM trong sợi quang tán sắc, kết quả đo được đã chứng minh sự phụ thuộc của XPM vào tán sắc là rất lớn.

Thí nghiệm này sử dụng cấu hình bơm – dò, được chọn để cách ly XPM với các hiệu ứng phi tuyến khác. Dạng sóng được điều biến cường độ tại λp (dạng NRZ, chuỗi 1010, 1-10 Gb/s), được tạo bởi một laser bán dẫn điều chỉnh được và một bộ điều chế hấp thụ điện EAM, được dùng để làm méo ánh sáng dò CW tại λCW từ một laser DFB. Các kênh bơm và kênh dò được kết hợp và khuếch đại bằng bộ khuếch đại EDFA của Corning, đưa công suất 13 dBm/kênh vào sợi quang thí nghiệm. Tại đầu ra sợi quang, kênh dò được chọn bằng bộ tách kênh dùng cách tử free-space, được tách sóng với một diode tách sóng quang tốc độ cao và được hiện sóng tại một máy hiện sóng lấy mẫu. Trong thí nghiệm sử dụng nhiều loại sợi quang khác nhau trong phần đầu tiên có công suất quang cao và do đó cũng có XPM lớn. Các ảnh hưởng kết hợp của XPM và tán sắc được ước lượng cho: sợi DSF (D=0ps/nm/km, γ = 2,43 W-1km-1, α = 0,23 dB/km, L=45 km), sợi SSMF (D=17 ps/nm/km, γ = 1,52 W-1km-1, α = 0,21 dB/km, L=40 km) và các kết nối được quản lý tán sắc sử dụng sợi SSMF và sợi quang bù tán sắc DCF (D=-100 ps/nm/km, γ = 4,86 W-1km-1, α = 0,5 dB/km, L=7 km). Phần sợi quang SSMF thứ hai (L=22km) được dùng để biến đổi XPM đạt được thành điều chế biên độ để kích hoạt phép đo bằng tách sóng trực tiếp. Mức độ méo do XPM được mô tả qua chỉ số XPM mx, xác định bằng tỉ số điều biến cường độ đỉnh - đỉnh và công suất

kênh trung bình, được đo theo một hàm của khoảng cách kênh Δλ bằng cách điều chỉnh laser bơm.

Hình 2.8 Sơ đồ khối của thí nghiệm [4]

Kết quả thí nghiệm thu được cho thấy sự phụ thuộc của XPM vào tán sắc sợi quang qua các sơ đồ bù tán sắc khác nhau. Các kết nối bao gồm 40 km sợi SSMF, được bù chính xác bởi DCF, với bù trước (DCF+SSMF) và bù sau (SSMF+DSF), được sử dụng như sợi quang đo. Bù trước cho kết quả là một dao động của chỉ số XPM theo Δλ vì sợi quang có tán sắc cao (D=-100 ps/nm/km). Vì vậy tăng Δλ dẫn đến walk-off có độ dài nhiều bit trong chiều dài sợi quang hiệu dụng phi tuyến, wbit≈D. Δλ .L/Tbit, kết quả là có các giao thoa tổng hợp và giao thoa loại trừ tuần hoàn của các thành phần XPM. Một hiệu ứng tương tự không được quan sát với bù sau vì tán sắc D thấp hơn xấp xỉ 5 lần so với trong DCF. Với Δλ<0,9 nm, có thể quan sát thấy méo XPM đáng kể và giảm nghiêm trọng với Δλ >0,9 nm. Các điểm cực tiểu và cực đại của

mx đối với DCF phụ thuộc vào chiều dài xung và độ lớn tương đối của các giá trị này phụ thuộc vào tính tuần hoàn của dạng sóng bơm. Đối với chuỗi PRBS, các điểm này và độ lớn thay đổi theo thời gian. Mức độ méo cao nhất quan sát được trong sợi quang có tán sắc thấp (DSF) và được phát hiện là rất quan trọng với khoảng cách kênh lên đến 10 nm. Với tán sắc cao (SSMF, DCF), walk-off tăng lên dẫn đến giảm méo XPM. Điều này cho phép các kênh cách nhau bởi Δλ <1 nm, mặc dù với DWDM sử dụng các kết nối được quản lý tán sắc, XPM có thể dẫn đến tích luỹ tán sắc dư nghiêm trọng gây ra biến đổi PM-AM theo khoảng cách.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG XDM LÊN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG - LÊ BẬT THẮNG (Trang 55 -57 )

×