Đối tượng và thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khoá luận một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết minh có lồng ghép yếu tố nghị luận (Trang 60)

7. Bốc ục khóa luận

3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Khóa luận tiến hành thực nghiệm bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn một số GV Ngữvăn về tính khả thi của các hoạt động trong KHDH (có vận dụng các biện pháp đã đề xuất). Các GV tham gia phỏng vấn bao gồm: 2 GV trường THPT Trần Phú (Thành phố HồChí Minh), 2 GV trường THPT Chuyên Nguyễn Du (Thành phố Buôn Ma Thuột), 1 GV trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) và 1 GV THPT trường TH-THCS-THPT Tây Úc (Thành phố Hồ Chí Minh).

Việc tiến hành thực nghiệm và khảo sát lấy ý kiến chỉ trên một vài GV có thể chưa đủ cơ sởđể đưa ra một kết luận toàn diện, tuy nhiên bằng phương pháp thực nghiệm khoa học và tinh thần nghiên cứu trung thực, nghiêm túc, những kết luận rút ra từ hoạt động thực nghiệm này có thểlà thông tin ban đầu hữu ích để chúng tôi có thể kiểm chứng được hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

3.2.2. Thời gian thực nghiệm

Thời gian tiến hành thực nghiệm – lấy ý kiến GV được chúng tôi tiến hành trong Học kì 2, năm học 2019 – 2020.

3.3. Tiến trình thực nghiệm

Để thực nghiệm tính khả thi của các biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL đã đề xuất ở Chương 2, chúng tôi tiến hành các bước sau:

54

- Bước 1: Thiết kế KHDH thực nghiệm có vận dụng các biện pháp hướng dẫn viết VBTM có lồng ghép YTNL đã đề xuất ở Chương 2.

- Bước 2: Tiến hành phỏng vấn GV bằng phiếu xin ý kiến về tính khả thi của hoạt động trong KHDH.

- Bước 3: Tổng hợp kết quả phỏng vấn.

- Bước 4: Rút ra kết luận từ kết quả thực nghiệm và đưa ra những khuyến nghị cần thiết.

3.4. Thiết kế kế hoạch dạy học thực nghiệm

3.4.1. Các bước thiết kế kế hoạch dạy học thực nghiệm

Để thiết kế KHDH thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực hiện các bước sau: - Bước 1: Đề xuất bài học phù hợp với mục đích thực nghiệm.

- Bước 2: Nghiên cứu, xem xét lại các biện pháp hướng dẫn viết VBTM có lồng ghép YTNL đã đề xuất.

- Bước 3: Tiến hành thiết kế nội dung chi tiết của KHDH với những biện pháp hướng dẫn viết VBTM có lồng ghép YTNL đã đề xuất.

- Bước 4: Phân tích kết quả từ việc phỏng vấn ý kiến GV về tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất, để từđó rút ra những điểm chưa hiệu quảvà có hướng điều chỉnh thích hợp.

- Bước 5: Điều chỉnh và hoàn thiện KHDH thực nghiệm theo định hướng đã xác định ởbước 4.

3.4.2. Kế hoạch dạy họcthực nghiệm

3.4.2.1. Mô tả kế hoạch dạy học thực nghiệm

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi thuộc nội dung của chương trình mới. Vì vậy, để thiết kế KHDH thực nghiệm nhằm xem xét tính khả thi của các biện pháp hướng dẫn, chúng tôi đề xuất một bài học kĩ năng viết, với tên gọi là: “Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép yếu tố nghị luận”, và dự kiến thời gian dạy bài học này là 2 tiết.

Trong KHDH, chúng tôi thiết kế 6 hoạt động học tập và 6 phụ lục đi kèm với mục đích hỗ trợ các hoạt động học tập.

55

Các hoạt động học tập bao gồm: (1) hoạt động khởi động, (2) hoạt động tìm hiểu khái niệm, vai trò và tác dụng của YTNL trong VBTM, (3) hoạt động tìm hiểu các hình thức biểu hiện của YTNL trong VBTM, (4) hoạt động tìm hiểu cách viết VBTM có lồng ghép YTNL, (5) hoạt động luyện tập và (6) hoạt động vận dụng. Trong đó, các hoạt động (1), (2), (3), (4), (5) sẽ thực hiện trực tiếp trên lớp, hoạt động (6) sẽ thực hiện ở nhà. Mỗi hoạt động đều có một mục tiêu dạy học cụ thể và sử dụng linh hoạt các biện pháp hướng dẫn mà chúng tôi đã đề xuất. Tất cả các hoạt động được triển khai đều nhằm hướng tới việc hình thành cho HS các kĩ năng học tập cụ thể, bao gồm: (1) kĩ năng nhận diện các YTNL trong VBTM, (2) kĩ năng lựa chọn các nội dung thuyết minh có thể lồng ghép YTNL, (3) kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh có lồng ghép YTNL. Trong 2 tiết dạy, ở tiết 1, chúng tôi sẽ hướng dẫn HS tìm hiểu lí thuyết với các hoạt động (1), (2), (3), (4); ở tiết 2 chúng tôi sẽhướng dẫn HS thực hành với hoạt động (5).

Các phụ lục đi kèm bao gồm: (1) 10 câu hỏi trắc nghiệm của trò chơi “Trả lời đúng, trúng quà xinh”, (2) sơ đồtư duy tóm tắt những kiến thức cơ bản về VBTM, (3) Các phiếu học tập, (4) Phiếu ghi chép nội dung bài học, (5) Các hình thức biểu hiện của YTNL trong VBTM, (6) Các tiêu chí đánh giá..

3.4.2.2. Kế hoạch dạy học thực nghiệm (Phụ lục 3)

3.5. Kết quả thực nghiệm

Từ việc phỏng vấn GV về tính khả thi của các biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL, chúng tôi đã thu nhận được một số ý kiến nhận xét và đánh giá như sau:

Ưu điểm:

Về mục tiêu bài học: các GV tham gia thực nghiệm đều đánh giá mục tiêu bài học phù hợp với bài học đã đề xuất, các mục tiêu được trình bày rõ ràng, cụ thể, đảm bảo được các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và được trình bày một cách hệ thống, khoa học theo thang cấp độtư duy Bloom.

56

Về mức độ phù hợp của các hoạt động với mục tiêu bài học: các hoạt động học tập được triển khai trong KHDH đều được đánh giá là có sự thiết kế đa dạng, thống nhất và liên kết chặt chẽ với nhau đồng thời cũng đáp ứng được các mục tiêu bài học đã đề ra.

Vềcác phương pháp, kĩ thuật trong từng hoạt động: đa số GV tham gia đều nhận xét các phương pháp, kĩ thuật được sử dụng trong từng hoạt động tương đối phù hợp với nội dung hoạt động, đảm bảo được việc tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đềra. Các phương pháp, kĩ thuật được sử dụng có tính hiện đại, khuyến khích được tính tích cực, chủđộng của HS trong quá trình học. Bên cạnh đó, các phương pháp, kĩ thuật được sử dụng có định hướng khá rõ trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS.

Về nội dung kiến thức HS cần tìm hiểu: hầu hết các GV được phỏng vấn đều đánh giá nội dung kiến thức HS cần tìm hiểu tương đối phù hợp, đầy đủ, được triển khai một cách chi tiết và phân bố đều trong thời gian 2 tiết học.

Vềcác kĩ năng HS cần rèn luyện: các GV tham gia thực nghiệm đều đánh giá rằng, các kĩ năng HS cần rèn luyện được thể hiện trong KHDH phù hợp và đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, khi triển khai các hoạt động học tập, ngoài ba kĩ năng chính trong mục tiêu bài học là: (1) nhận diện được các YTNL trong VBTM, (2) lựa chọn được các nội dung có thể lồng ghép YTNL trong VBTM, (3) viết được một đoạn văn thuyết minh có lồng ghép các YTNL, HS còn được rèn luyện các kĩ năng khác như kĩ năng thảo luận nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng vẽsơ đồtư duy, kĩ năng nhận xét,... Từ việc hình thành, rèn luyện và phát triển những kĩ năng này, HS có điều kiện để phát triển các năng lực học tập cụ thể.

Về các bài tập trong kế hoạch: đa số các GV khi được hỏi về tính chất và mực độ phù hợp của các bài tập trong kế hoạch đều đánh giá các bài tập trong phiếu học tập được sử dụng trong KHDH phong phú, được thiết kế khoa học, phù hợp với đối tượng HS THPT. Hệ thống các câu hỏi trong phiếu học tập tốt, có độkhó tăng dần, giữa các câu hỏi có mối liên hệ chặt chẽ, câu trước là nền tảng cho câu sau. Điều đó đáp ứng được các mức độ phát triển tư duy của HS. Các bài tập được thực hiện bằng

57

các hình thức dạy học sinh động (trò chơi, sơ đồtư duy…), khuyến khích được hứng thú học tập của HS, góp phần tăng hiệu quả tiết dạy.

Góp ý:

Thứ nhất, về các phương pháp, kĩ thuật trong từng hoạt động: các GV đều đánh giá các phương pháp, kĩ thuật đều phù hợp với hoạt động học tập tương ứng, tuy nhiên KHDH sử dụng khá nhiều phiếu học tập nên dễ xảy ra trường hợp HS nhầm lẫn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. Vì vậy, GV cần có kĩ năng kiểm soát và xử lí các tình huống có thể phát sinh trong lúc dạy thật tốt để đảm bảo hiệu quả tiết dạy. Bên cạnh đó, một sốGV đề xuất thay đổi phương pháp hoạt động nhóm ở một vài nội dung để tránh mất thời gian và đảm bảo tiến độ của tiết dạy, đồng thời sử dụng thêm các kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh,... để khuyến khích tinh thần học tập của HS, góp phần làm cho tiết học thêm sinh động.

Thứ hai, về nội dung kiến thức mà HS cần tìm hiểu: Một số GV cho rằng với thời lượng 2 tiết học, các nội dung kiến thức được triển khai hơi nhiều, một số nội dung còn khá phức tạp, yêu cầu HS phải tích cực tư duy để nắm bắt bài học. Do đó, có thểtăng thêm số tiết dạy để triển khai nội dung kiến thức một cách kĩ càng và đầy đủhơn, tránh gây áp lực thời gian cho GV và áp lực học tập cho HS.

Thứ ba, về các bài tập trong kế hoạch: một sốGV đề xuất có thể cho HS chuẩn bịtrước ởnhà các đề tài thuyết minh trong hoạt động luyện tập để hiệu quả hoạt động cao hơn và quá trình thực hiện hoạt động được suôn sẻhơn, tránh mất thời gian không cần thiết.

Thứtư, về thời gian thực hiện các hoạt động: các GV tham gia thực nghiệm đều lưu ý về thời gian triển khai các hoạt động. Một số nội dung cần tăng thêm thời gian, ví dụnhư hoạt động khởi động. Theo một GV trường THPT Trần Phú (Thành phố Hồ Chí Minh), trong chương trình mới, nội dung viết VBTM có lồng ghép YTNL được triển khai ở lớp 11, tuy nhiên, các kiến thức cơ bản về VBTM lại được học ở lớp 10. Thời gian giãn cách giữa hai khối lớp khá dài vì vậy để đảm bảo được việc triển khai kiến thức mới trong bài học đạt được mục tiêu học tập như đã đề xuất, GV

58

cần ôn tập kĩ hơn các kiến thức về VBTM trong hoạt động khởi động (sau khi thực hiện trò chơi). Bên cạnh đó, khi tổng kết hoạt động này, GV cần có thời gian để nhấn mạnh thêm/giải thích rõ các đáp án và có sự điều chỉnh phù hợp đối với những HS chọn sai đáp án của các câu hỏi được đưa ra trong trò chơi (nếu có).

Hướng điều chỉnh:

Từ những ý kiến đánh giá và góp ý của các GV bộ môn Ngữvăn ở bậc THPT tham gia phỏng vấn, chúng tôi đưa ra định hướng điều chỉnh như sau:

Thứ nhất, về thời gian thực hiện các hoạt động: chúng tôi tiến hành điều chỉnh lại thời gian cho các hoạt động dạy học, cụ thểlà tăng thời gian cho hoạt động khởi động để GV sau khi tổ chức chơi trò chơi sẽ tiến hành nhấn mạnh các kiến thức cơ bản về VBTM, giải thích rõ các đáp án và có sự điều chỉnh phù hợp đối với những HS chọn sai đáp án của các câu hỏi được đưa ra trong trò chơi (nếu có); tăng thời gian cho hoạt động luyện tập, đặc biệt là đối với bài tập viết số 2.

Thứ hai, về các phương pháp, kĩ thuật trong từng hoạt động: chúng tôi tiến hành điều chỉnh và giảm bớt sốlượng phiếu học tập để tránh việc HS nhầm lẫn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, tiết kiệm thời gian, khai thác được tối đa hiệu quả của các phiếu và thay đổi phương pháp hoạt động nhóm ở một vài nội dung để tránh mất thời gian và đảm bảo tiến độ của tiết dạy.

Thứ ba, về các bài tập trong kế hoạch: chúng tôi sẽ cho HS chuẩn bị trước ở nhà các đề tài thuyết minh trong hoạt động luyện tập để hiệu quả hoạt động cao hơn và quá trình thực hiện hoạt động được suôn sẻhơn, tránh mất thời gian không cần thiết.

Từ những hướng điều chỉnh đã xác định trên, chúng tôi tiến hành sửa và hoàn thiện KHDH. (Phụ lục 4)

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Từ những kết quả thu thập được khi phỏng vấn một số GV Ngữ văn, chúng tôi đánh giá tổng hợp về toàn bộ quá trình thực nghiệm như sau:

59

Thứ nhất, các biện pháp hướng dẫn được sử dụng trong KHDH đều dựa trên cơ sởcác phương pháp dạy học, điều này khiến cho việc sử dụng các biện pháp trong những tiết dạy thực tế trở nên dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Mỗi biện pháp hướng dẫn viết được đề xuất đều phù hợp với năng lực tiếp thu và tri nhận kiến thức của HS, không quá khó khiến HS cảm thấy áp lực, mệt mỏi; không quá dễ khiến HS đối phó qua loa, đại khái mà ở mức độ vừa phải, khơi gợi được hứng thú học tập, sự tích cực chủđộng và sáng tạo của HS. Nếu các biện pháp này được áp dụng, HS sẽcó cơ hội rèn luyện và phát huy những kĩ năng khác nhau của mình như: được rèn luyện kĩ năng tư duy, lựa chọn và tổng hợp kiến thức để thực hiện các câu hỏi suy luận; được thể hiện năng lực sáng tạo trong việc triển khai các ý tưởng viết dựa trên các kĩ thuật viết sáng tạo mà GV hướng dẫn; có cơ hội được trở thành những “chuyên gia” khi phê bình, đánh giá VBTM và các sản phẩm học tập của chính mình và bạn học mình,...

Thứ hai, các biện pháp hướng dẫn có tính khả thi khá cao khi áp dụng trong chương trình mới theo hướng phát triển năng lực. Lí do là các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều hướng tới việc hình thành và phát triển các kĩ năng viết VBTM có lồng ghép YTNL cho HS, cụ thểlà: kĩ năng nhận diện YTNL trong VBTM, kĩ năng lựa chọn nội dung thuyết minh có thể lồng ghép YTNL và kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh có lồng ghép các YTNL.

Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, các ý kiến của GV tham gia thực nghiệm cũng nêu ra một số vấn đề bất cập như: sự hạn chế về mặt thời gian, sự phức tạp của một số nội dung kiến thức, sử dụng nhiều phiếu học tập khiến HS lúng túng và dễ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, các biện pháp dạy viết đã đề xuất phụ thuộc nhiều vào trình độvà năng lực dạy học của người dạy, đòi hỏi GV khi dạy phải có kĩ năng xử lí tình huống tốt để giải quyết được các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình dạy học.

Từ đó những đánh giá trên, để nâng cao hiệu quả của các biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL trong quá trình dạy học, chúng tôi đưa ra một vài khuyến nghịnhư sau:

60

Thứ nhất, GV cần lựa chọn và chỉ thực hiện một/một vài biện pháp hướng dẫn thực sự thích hợp và cần thiết đối với từng hoạt động học tập.

Thứ hai, GV cần nắm vững cách sử dụng và yêu cầu khi sử dụng của mỗi biện pháp hướng dẫn để triển khai các hoạt động học tập có hiệu quả, đạt được các mục tiêu dạy học đã đề ra.

Thứ ba, GV nên dành thời gian hướng dẫn để HS hiểu rõ vềcác tiêu chí đánh giá cũng như cách thức đánh giá bài viết/đoạn văn thuyết minh có lồng ghép YTNL của mình và các bạn mình.

Thứtư, GV nên hướng dẫn HS cách tìm và sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo vềđối tượng được thuyết minh có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn HS cách trích dẫn cũng như quy định cách trích dẫn để HS có ý thức về quyền sở hữu trí tuệ.

Tóm lại, kết quả thực nghiệm đã chứng minh được tính khả thi của các biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL đã đề xuất, qua đó, cơ bản đáp

Một phần của tài liệu Khoá luận một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết minh có lồng ghép yếu tố nghị luận (Trang 60)