Cơ sở lựa chọn công nghệ

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm xử lý nước thải bệnh viện đa khoa long an công suất 400m3 ngày đêm (Trang 55 - 56)

9. Dự kiến cấu trúc báo cáo

3.5.2. Cơ sở lựa chọn công nghệ

Ở những phần trước, chúng ta đã đề cập những đặc điểm chính của nước thải bệnh viện, sự nguy hiểm của nó về phương diện vệ sinh dịch tễ học và một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện điển hình.

Trong số các phương pháp xử lý nước thải nói chung và nước thải bệnh viện nói riêng, xử lý bằng phương pháp sinh học có một vị trí đặc biệt. Phương pháp này dựa vào khả năng của vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước thải làm chất dinh dưỡng. Việc khử các chất hữu cơ có thể xảy ra trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí. Phương pháp hiếu khí là phổ biến hơn tuy có tốn nhiều không khí hay oxi. Hiện nay người ta đang tiến hành những nghiên cứu nhằm tăng cường hoạt động của các công trình xử lý khiếu khí bằng các phương pháp như tăng nồng độ bùn hoạt tính trong Aerotank, làm tốt hơn quá trình cấp oxi, xác lập pH cũng như nhiệt độ tối ưu,... Nhằm giảm bớt chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải , nước thải sinh hoạt và nước thải từ khám chữa bệnh cần được phân luồng tách riêng khỏi dòng nước mưa . Bệnh viện cần xây dựng các rãnh thoát nước mưa riêng

biệt, nước từ hệ thống rãnh này được xả thẳng ra cống thoát chung của khu vực qua song chắn rác đặt ở cửa xả. Dòng nước thải từ các bể phốt của bệnh viện được dẫn về hố thu gom theo hệ thống cống riêng, sau đó bơm vào hệ thống xử lý.

Do đặc tính nước thải bệnh viện có thành phần ô nhiễm chính là các chất hữu cơ,

vi trùng gây bệnh và tỉ lệ BOD5 / COD > ½ nên phương pháp xử lý sinh học kết hợp

khử trùng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất, đảm bảo phân hủy gần như toàn bộ các chất nhiễm hữu cơ và tiêu diệt gần như hoàn toàn các vi trùng gây bệnh. Hệ thống xử lý

theo phương pháp này có thể đạt hiệu suất xử lý 90 % đối với BOD5 , 80 % đối với

SS và hơn 99 % đối với Coliform. Ngoài ra, hàm lượng N, P cũng cần quan tâm xử lý.

Thêm vào đó, công trình xử lý chính cần hợp khối, gọn, cho phép kết hợp nhiều quá trình xử lý cơ bản trong một không gian thiết bị để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải.

Việc vận hành các bơm nước thải, bơm bùn, máy thổi khí,.. cần được thực hiện tự động tuỳ thuộc vào lưu lượng nước thải thông qua các phao báo tự động lấp trong các ngăn bể. Điều này cho phép tiết kiệm điện và hoá chất đồng thời vẫn đảm bảo duy trì cấp khí nuôi vi sinh vật hiếu khí và thực hiện xử lý nước thải.

Nói chung, hệ thống xử lý nước thải bệnh viện được thiết kẻ nhằm mục đích đảm bảo các tiêu chí sau:

- Giảm nồng độ các tác nhân ô nhiễm xuống dưới mức cho phép theo QCVN

28:2010/BTNMT: Chất lượng nước thải sinh hoạt - Tiêu chuẩn thải loại A, sau đó thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.

- Phù hợp với diện tích mặt bằng diện tích có hạn của các bệnh viện.

- Phù hợp với khả năng đầu tư.

- Cần lưu ý các công trình đơn vị sao cho nước thải có thể tự chảy từ công trình

này sang công trình tiếp theo, nhằm làm giảm chi phí sử dụng bơm chuyển tiếp.

- Tăng mức độ tự động hoá, giúp quá trình vận hành hệ thống không quá phức

tạp , phù hợp với thực tế các bệnh viện Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm xử lý nước thải bệnh viện đa khoa long an công suất 400m3 ngày đêm (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)