0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Chuẩn bị kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH NEXIA STT CHI NHÁNH AN PHÁT THỰC HIỆN (Trang 79 -92 )

2.3.1.1 Tìm hiểu về khách hàng

2.3.1.1.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Tên khách hàng: Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất Long Dương.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Địa điểm trụ sở chính: Số 142 đường Lê Duẩn, phường Quán Trữ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

Vốn điều lệ của doanh nghiệp: 2.108.000.000 VNĐ

Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính mà công ty đạt được trong những năm gần đây:

Bảng 2.4: Thông tin tài chính chủ yếu của doanh nghiệp trong 2 năm liền kề

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018

Tổng tài sản 9.846.965.116 9.553.816.713 Nguồn vốn kinh doanh 2.108.000.000 2.108.000.000

Doanh thu 19.827.438.828 21.190.457.950

Lợi nhuận trước thuế 1.440.381.556 7.081.355.127

Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VND).

Chế độ kếtoán áp dụng

Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác của Bộ Tài chính.

Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chếđộ kếtoán

Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kếtoán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.

Các giao dịch bằng ngoại tệ trong năm tài chính được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷgiá thực tế tại ngày giao dịch. Tỷgiá giao dịch thực tế này được xác định theo nguyên tắc sau:

- Khi ghi nhận nợ phải thu: là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Công ty chỉđịnh khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

- Khi ghi nhận nợ phải trả: là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi Công ty dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh;

- Khi mua sắm tài sản hoặc thanh toán ngay bằng ngoại tệ: là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Công ty thực hiện thanh toán.

Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính được xác định theo nguyên tắc:

- Đối với khoản mục phân loại là tài sản: áp dụng tỷgiá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi Công ty thường xuyên có giao dịch;

- Đối với tiền gửi ngoại tệ: áp dụng tỷgiá mua của chính ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản ngoại tệ;

- Đối với khoản mục phân loại là nợ phải trả: áp dụng tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi Công ty thường xuyên có giao dịch.

Tất cả các khoản chênh lệch tỷgiá thực tế phát sinh trong năm và chênh lệch do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.

2.3.1.1.2 Tìm hiểu hệ thống kế toán vốn bằng tiền Chính sách kếtoán áp dụng đối với khoản mục tiền:

- Tiền của Công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán:

+ Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi không quá 03 tháng kể từ ngày đầu tư, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.

+ Trong năm, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang VND theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh. Chênh lệch tỷ giá phát sinh được phản ánh vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) và chi phí tài chính (nếu lỗ). Các tài sản dưới dạng tiền bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hải Phòng, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng tại ngày kết thúc niên độ kế toán.

+ Tỷ giá sử dụng để quy đổi tại thời điểm ngày 31/12/2019 là 23.120 VND/USD đối với ngân hàng TMCP Á Châu, và 23.115 VND/USD đối với ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

+ Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty bao gồm: Đối với tài khoản tiền gửi ngân hàng và tiền mặt, hiện tại Công ty sử dụng tài khoản 111 và 112.

2.3.1.2 Ký hợp đồng kiểm toán

Đối với mỗi giai đoạn được kiểm toán, KTV cần đồng ý với khách hàng về những điều khoản trong hợp đồng trước khi tiến hành kiểm toán. Các điều khoản này phải được trình bày bằng văn bản và được trao đổi với khách hàng. Hợp đồng kiểm toán được ký kết là điểm khởi đầu của cuộc kiểm toán. Căn cứ vào những điều đã thương lượng tại hợp đồng kiểm toán, Công ty TNHH Nexia Stt – Chi nhánh An Phát xem xét những yêu cầu kiểm toán của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và phân công nhân sự phù hợp cho cuộc kiểm toán. Số lượng, chất lượng KTV phụ thuộc mức độ phức tạp của công việc, quy mô của đơn vị khách hàng và yêu cầu cụ thể của từng khách hàng.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________

HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN

Số: NEXIA.APS-AUD/2019/61C

Hải Phòng, ngày 03 tháng 1 năm 2019

- Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam;

- Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số67/2011/QH12 ngày 29 tháng 03 năm 2011 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam;

- Căn cứ Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;

- Căn cứ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán; Hợp đồng này được lập và thực hiện bởi các bên tham gia dưới đây:

Bên A: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT LONG DƯƠNG

(Dưới đây gọi tắt là Bên A)

Đại diện là: Bà NGUYỄN NGUYỆT ANH Chức vụ: Tổng Giám đốc

Tel:

Địa chỉ: Số 142 đường Lê Duẩn, phường Quán Trữ, quận Kiến An, Hải Phòng

Ngân hàng: TMCP Hàng Hải Việt Nam –Chi nhánh Hải Phòng Số TK: 02001012005979

Mã số thuế: 0201558958

Bên B: CÔNG TY TNHH NEXIA STT –CHI NHÁNH AN PHÁT

Đại diện là: Bà TRẦN THỊ MINH TẦN Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 0225 3 539969/666

Địa chỉ: Số 245 Bạch Đằng, p. Thượng Lý, q. Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam

Ngân hàng: TMCP Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Hải Phòng Số TK: 0031000257556

Mã số thuế: 0103975287-002

Sau khi thỏa thuận, hai bên nhất trí ký hợp đồng này gồm các điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung Hợp đồng

Bên B đồng ý cung cấp cho Bên A dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Bên A cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2019, bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2019, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Cuộc kiểm toán của Bên B được thực hiện với mục tiêu đưa ra ý kiến kiểm toán vềbáo cáo tài chính của Bên A.

Điều 2: Trách nhiệm của các bên

2.1 Trách nhiệm của Bên A:

Cuộc kiểm toán của Bên B sẽ được thực hiện trên cơ sở Ban Giám đốc và Ban quản trị của Bên A hiểu và thừa nhận có trách nhiệm:

2.1.1 Đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực kếtoán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

2.1.2 Đối với kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn.

(i) Quyền tiếp cận với tất cảtài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc nhận thấy là có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính nư chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài liệu và các vấn đềkhác;

(ii) Các thông tin bổ sung mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc kiểm toán;

(iii) Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của Bên A mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán. Bố trí nhân sự liên quan cùng làm việc với Bên B trong quá trình kiểm toán.

2.1.4 Ban Giám đốc và Ban quản trị của Bên A có trách nhiệm cung cấp vàxác nhận bằng văn bản về các giải trình đã cung cấp trong quá trình kiểm toán vào “Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị”, một trong những yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, trong đó nêu rõ trách nhiệm của Ban Giám đốc Bên A trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính và khẳng định rằng ảnh hưởng của từng sai sót, cũng như tổng hợp các sai sót không được điều chỉnh do Bên B phát hiện và tổng hợp trong quá trình kiểm toán cho kỳ hiện tại và các sai sót liên quan đến các kỳ trước là không trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.

2.1.5 Tạo điều kiện thuận tiện cho các nhân viên của Bên B trong quá trình làm việc tại Văn phòng của Bên A.

2.1.6 Thanh toán đầy đủphí dịch vụ kiểm toán và các phí khác (nếu có) cho Bên B theo quy định tại Điều 4 của hợp đồng này.

2.2 Trách nhiệm của Bên B:

2.2.1 Bên B sẽ thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định Bên B phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo

hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu hay không.

Trong cuộc kiểm toán, Bên B sẽ thực hiện các thủ tục để thu thập bằng chứng kiểm toán về số liệu và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Các thủ tục được thực hiện tùy thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc do nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Bên A liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ Bên A. Cuộc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá sự phù hợp của các chính sách kế toán đã được sử dụng và các ước tính kế toán của Ban Giám đốc, cũng như đánh giá cách trình bày tổng quát của báo cáo tài chính.

2.2.2 Bên B có trách nhiệm thông báo cho Bên A về nội dung và kế hoạch kiểm toán, cử kiểm toán viên và các trợ lý có năng lực và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán.

2.2.3 Bên B thực hiện công việc kiểm toán theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật số liệu. Theo đó Bên B không được quyền tiết lộ cho bất kỳ một bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý của Bên A, ngoại trừ theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc trong các trường hợp những thông tin như trên đã được cơ quan quản lý nhà nước phổ biến rộng rãi hoặc đã được Bên A công bố.

2.2.4 Bên B có trách nhiệm yêu cầu Bên A xác nhận các giải trình đã cung cấp cho Bên B trong quá trình kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, việc đáp ứng các yêu cầu này và Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị Bên A về những vấn đề liên quan là một trong những cơ sở để Bên B đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của Bên A.

trong từng trường hợp, nhưng không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu nhiệu của kiểm soát nội bộ của Bên A. Tuy nhiên, Bên S sẽthông báo tới Bên A bằng văn bản về bất kỳ khiếm khuyết nào trong kiểm soát nội bộmà Bên B phát hiện được trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Điều 3: Báo cáo và lịch kiểm toán

3.1 Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán Bên B sẽ cung cấp cho Bên A:

 Báo cáo kiểm toán cho Báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2019 được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và các quy định về kiểm toán nhằm mục đích nộp cho các cơ quan có thẩm quyền theo luật định;

 Thư quản lý (nếu có) sẽ đề cập đến điểm thiếu sót mà kiểm toán phát hiện và ý kiến đề xuất của kiểm toán viên nhằm cải tiến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.

3.2 Báo cáo sẽ được lập thành ba (03) bản tiếng Trung và sáu (06) bản tiếng Việt, trong đó bản tiếng Việt là bản chính thức trong trường hợp có khác biệt giữa tiếng Trung và tiếng Việt.

3.3 Báo cáo kiểm toán sẽ được lập bằng văn bản, gồm các nội dung theo quy định của Luật kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, các chuẩn mực kiểm toán, quy định pháp lý khác có liên quan.

3.4 Trong trường hợp Bên A dự định phát hành báo cáo kiểm toán của Bên B dưới bất kỳ dạng tài liệu nào hoặc phát hành các tài liệu trong đó có các thông tin về báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Ban Giám đốc Bên A đồng ý rằng họ sẽ cung cấp cho Bên B một bản của tài liệu này và chỉ phổ biến rộng rãi các tài liệu này sau khi có sựđồng ý của Bên B bằng văn bản.

3.5 Bên B sẽ bắt đầu công việc kiểm toán sau khi tất cả sổ sách kế toán đã sẵn sang cho công việc kiểm toán. Thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán dự kiến là 20 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán.

4.1 Phí dịch vụ của Bên B được tính dựa trên mức độ trách nhiệm, trình độ chuyên môn và thời gian cần thiết để hoàn thành công việc. Phí kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) của Bên A cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2019 là : 20.000.000 đ

Thuế VAT 10% : 2.000.000 đ Tổng phí sau thuế : 22.000.000 đ Phí kiểm toán sẽđược thanh toán như sau:

- 50% phí kiểm toán khi Bên B triển khai công việc; và

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH NEXIA STT CHI NHÁNH AN PHÁT THỰC HIỆN (Trang 79 -92 )

×