6. Kết cấu khóa luậ n:
1.6.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của ngânhàng thương mại
Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các
mục tiêu hoạt động của chủ thểvà chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong
những điều kiện nhất định[8].
Khái niệm hiệu quả như trên cho thấy rằng chỉ khi nào đạt được kết quảcao nhất
trong điều kiện chi phí thấp nhất mới được coi là có hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định kết quảnào là cao nhất với chi phí thấp nhất là rất khó
Do đó ta có thểhiểu răng hiệu quả huy động vốn là kết quả hoạt động huy động vốn mà ngân hàng đạt được phù hợp với nhu cầu sửdụng vốn, đảm bảo mục tiêu an
toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳtừ đóphản ánh khả năng thích
nghi và khẳng định sự phát triển trên thị trường của NH và được thể hiện qua các
yêu cầu cơ bản sau:
Nguồn vốn huy động phải phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của NH, đảm
nguồn vốn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản trong từng khoản thời gian nhất định.
Nguồn vốn huy động phải đảm bảo có cơ cấu hợp lí, đó chính là tính cân đối
theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung, dài hạn, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu
cầu sửdụng vốn, không có tình trạng dư thừa hay thiếu vốn.
Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí trong từng hoàn cảnh nhất định vì chi phí càng thấp thì lợi nhuận của NH càng cao với doanh thu không đổi
* Sựcần thiết của hoạt động huy động vốn:
- Vềphía xã hội: Đểthực hiện được công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất
nước, cần một lượng vốn rất lớn làm tiền đề vật chất, vốn để xây dựng cơ sở vật chấtkỹthuật, kết cấu hạtầng, vốn đểsản xuất kinh doanh.
- Về phía ngân hàng, để có thể tiến hành kinh doanh có hiệu quả, đa dạng các hình thức kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận ngân hàng cần có mộtlượng vốn lớn huy động từcác nguồn trong nước.