- Di tích lịch sử
Nhắc đến Định Hóa chúng ta không thểkhông nói đến hệ thống di tích lịch sử cách mạng dày đặc, trải dài ở 23/24 xã và 1 thị trấn (Chợ Chu). Bởi đây chính là An toàn khu Trung tâm, là “thủ đô kháng chiến” của dân tộc. Lịch sử đã ghi dấu son chói lọi trên 128 di tích (126 di tích lịch sử cách mạng, 02 điểm danh lam thắng
cảnh), trong đó có 13 điểm di tích được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia, 5 điểm xếp hạng di tích cấp tỉnh. Quần thể di tích này được chia làm các trung tâm: Chợ Chu – Quán Vuông, Phú Đình – Điềm Mặc, Định Biên – Bảo Linh, Thanh Định, Trung Lương, Bình Thành, Đồng Thịnh và các xã phía Nam – Đông Nam huyện Định Hóa (Phượng Tiến, Quy Kỳ, Linh Thông…). Đây chính là nguồn tài nguyên quan trọng để Định Hóa đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là hình thức du lịch gắn liền với loại hình di tích lịch sử - cách mạng.[5]
- Lễ hội
Hình 4.2. Lễ hội Lồng Tồng
Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin Định Hóa (năm 2010) thì hằng năm toàn huyện có tới gần 30 lễ hội, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội phát triển nên đã có nhiều lễ hội bị lãng quên. Trong bức tranh lễ hội truyền thống đa dạng và phong phú ấy, có thể kể đến những lễ hội đặc sắc và nổi bật như: Lễ hội Lồng Tồng (mùng 10 giáng Giêng AL, tại xã Phú Đình), Lễ hội Nàng Hai (mời nàng Trăng) được tổ chức vào tháng 3 âm lịch, Lễ hội chùa Hang (diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng tại tại xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu), Lễ hội rước Đất, rước Nước diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm. [5]
Đặc sắc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa
Khởi nguồn của Lễ hội Lồng Tồng được hình thành từ phong cách sống làng bản, quần cư trong cộng đồng của người dân tộc được trao truyền, lưu giữ và bảo tồn. Đây được xem là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bảo dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay… tại vùng Việt Bắc.
Năm nay, Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa được tổ chức trang trọng trong 2 ngày là mùng 9 và mùng 10 tháng Giêng, gồm hai phần, phần Lễ và phần Hội. Tham dự phần lễ, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều nghi lễ truyền thống có từ lâu đời như: Lễ cày Tịch Điền, Lễ cầu mùa của dân tộc Tày, dân tộc Sán Chay, Lễ cầu phúc của dân tộc Dao…Tiếng nhạc lồng trong các bài cúng cầu mùa, cầu phúc để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, cảm tạ trời đất, thần linh, tổ tiên đã ban phúc đức, bình an đến cho người dân.
Phần hội diễn ra sôi nổi với các hoạt động cắm trại, thi ẩm thức và văn hóa nghệ thuật với các trò chơi dân gian đặc sắc như: Tung còn, múa lân, bịt mắt bắt dê, hội thi khéo cóc, thi cờ tướng, kéo co, tái hiện không gian trà…Ngoài ra, du khách sẽ được thưởng thức những điệu then điệu hát ví mượt mà, màn Múa Rối Tày Thẩm Rộc – Bình Yên –Du Nghệ - Đồng Thịnh và tham gia trại văn hóa trà để thưởng trà giao lưu dân ca dân vũ đặc sắc.
Đến nay, Lễ hội không chỉ là nét đặc sắc trong truyền thống văn hóa, giao lưu văn hóa của đồng bào cácdân tộc mà còn biểu trưng cho tinh thần đoàn kết và thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Qua đây, hoạt động còn góp phần quảng bá các danh thắng, di tích lịch sử có giá trị nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch địa phương trong tương lai.
- Dân ca dân vũ: Ngoài tính chất phong phú về lễ hội truyền thống thì sự cộng cư lâu đời của 9 dân tộc anh em trên mảnh đất Định Hóa cũng đã góp phần làm nên sựđặc sắc, và đa dạng của các điệu múa, lời ca dân gian. [5]
Bảng 4.1. Các loại hình dân ca dân vũ tiêu biểu của Định Hóa T
T Tên gọi Chủ thể
sáng tạo Mô tả khái quát
1 Soọng Cô
Dân tộc Sán Dìu
Là phương tiện truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn trong cuộc sống thường ngày
2 Hát Sli (vả Sli)
Dân tộc Nùng
Dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày vào nhà mới.
4
Lượn Dân tộc Tày Phản ánh tập quán, tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt, tâm tư nguyện vọng con người, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của người Tày
5 Hát Then
Dân tộc Tày, Nùng
Là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. 6 Rối cạn Dân tộc Tày Là loại hình rối que thể hiện khá sinh động cuộc sống lao
động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân 7 Sình ca Dân tộc Sán
Chí
Hát đối đáp nam –nữ giao duyên vào mùa xuân 8 Páo
dung
Dân tộc DaoLà phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày.
9 Múa Tắc xình
Dân tộc Cao Lan
Vũ điệu dân giã trong các dịp lễ hội, đặc biệt là trong lễ hội Cầu mùa.
10 Múa nàng Then
Dân tộc Tày Là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Tày ở Việt Bắc, có âm nhạc hay, vũ đạo đẹp, biểu hiện sự đoàn kết thân thiện gắn bó cộng đồng có tính tập thể và dân chủ Cao
(Nguồn: BQL khu di tích lịch sửsinh thái ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)
Những làn điệu dân ca mượt mà, tha thiết cùng với những hình thức nghệ thuật dân gian truyền thống khác của cộng đồng các dân tộc Định Hóa là di sản văn hóa tộc có giá trị lớn không chỉ đối với phát triển du lịch văn hóa. Nhưng do nhiều
tác động, các loại hình nghệ thuật dân gian này đã ít nhiều bị mai một, hay không còn được sử dụng rộng khắp.
Mới đây nhiều di sản được khôi phục, các lễ hội được phục dựng, được “đánh thức” và thực sự phát huy giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào… Đó là kết quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi địa phương này triển khai Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”.
Khoảng 3 năm trở lại đây, khi được Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” hỗ trợ, CLB hát Soọng Cô mới thực sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngoài các hoạt động biểu diễn, giao lưu, CLB còn mở được nhiều lớp học hát Soọng Cô cho các em học sinh trong xã tham gia. Đến nay, CLB đã có khoảng 15 em từ 13 đến 15 tuổi thường xuyên tham gia sinh hoạt cùng thành viên trong CLB. Ngoài ra, CLB còn thường xuyên đi biểu diễn trong các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật của tỉnh, của huyện. Hiện nay, CLB đang có hai nghệnhân đang chờxét được công nhận danh hiệu Nghệnhân Ưu tú.
Không chỉ bảo tồn các làn điệu dân ca truyền thống, các lễ hội cũng được ngành Văn hóa tỉnh Thái Nguyên quan tâm. Qua đó, nhiều lễ hội được phục dựng, sống lại trong đời sống của người dân.
- Văn hóa ẩm thực và đặc sản địa phương: Bức tranh dân tộc đa sắc màu cũng mang lại cho Định Hóa nét văn hóa ẩm thực rất riêng biệt. Đó là những món ăn hết sức lạ và ngon miệng như Khẩu thuy của người Tày, món Khẩu nhục của người Nùng/Sán Dìu, bánh ngải của người Tày, bánh Cooc mò của người Tày, Nùng… Đặc biệt là đặc sản Cơm Lam Ngoài ra, nhờ những đặc điểm về khí hậu và chất đất riêng nên Định Hóa rất phù hợp với giống lúa “Bao Thai lùn”, sản phẩm gạo Bao Thai Định Hóa đã trở thành một loại đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất chiến khu xưa. Các sản phẩm được chế biến từ loại gạo này (như mì sợi, bánh đa, bánh phở, bánh cuốn…) cũng có những hương vị riêng rất đặc biệt.
Định Hóa mảnh đất An toàn khu kháng chiến khi xưa, nơi ghi dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Đến nơi đây du khách không chỉ được tìm về với sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, được đắm mình trong các lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu sốmà còn được thưởng thức các sản vật của địa phương tuy giản dịnhưng cũng đủđểấm lòng du khách gần xa.
Cơm lam là một trong những món ẩm thực nổi tiếng của người dân nơi đây. Món ăn này có sự hấp dẫn đến lạ kỳ bởi sự giao thoa của nước, lửa và những ống tre, nứa non. Đây là món ăn rất giản dị, gắn với con suối nơi đầu nguồn, nương lúa bên sườn đồi và những vạt rừng tre nứa xanh ngút ngàn tầm mắt của đất rừng ATK bởi vậy nó sẽ khiến cho du khách khó quên nếu có dịp thưởng thức.
Cơm lam có lẽ bắt đầu từ những chuyến đi rừng của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây. Do mỗi lần đi xa phải vài bữa nửa tháng, tới các bản làng trên những khu vực núi cao heo hút hoặc ngược lại từ các bản xa xôi vùng cao lần về xuôi. Mỗi người chỉ có thể mang trên vai một gùi gạo, ít muối trắng, chút thịt khô để nhẹ nhàng không vướng víu. Do không có xoong nồi, dọc đường sẵn rừng tre, rừng nứa, tiện chặt vài ống, múc nước suối, đổ gạo và đánh đá lửa để nấu cơm; lấy thịt khô hay bắt con thú rừng nướng trên lửa để ăn cùng với cơm lam. Đến nay nếu đi rẫy hoặc chợ xa, bà con vẫn làm cơm lam.
Muốn có món cơm lam ngon trước hết phải có gạo nếp ngon, ấy là thứ nếp cái hoa vàng trồngtrên nương, hàng năm thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10. Thứ
nếp mười hạt như cả mười, tròn căng đem nhặt hết sạn, ngâm qua nước. Dung cụ nấu cơm lam cũng rất quan trọng: Phải chọn đồ đựng là một ống tre hoặc nứa thon dài không to không nhỏ và phải là cây còn non, tươi xanh để khi nấu cơm có vị ngọt và mùi hương tự nhiên. Thường thì người ta chỉ tìm những cây nứa ít lá cao chừng 2m. Sau khi chặt phần ngọn và gốc thì cho khoảng 3 khúc dài chừng 30cm để thổi cơm. Những cây nứa này khi lắc nghe có tiếng nước kêu lọc xọc bên trong, nước trắng trong, hơi ngọt và dịu thơm. Người ta thường gọi là nước của trời và lấy thứ nước này để nấu cơm.
Người Định Hóa nấu cơm lam bằng cách: Gạo đem ngâm, vo sạch, rắc ít muối và nước gừng trộn đều, rồi đổ vào ống nứa có sẵn nước; không nén chặt mà để cách miệng ống 5cm, khi gạo chín nở sẽ tự bít đầy ống. Nếu ống ít nước, có thể thêm nước suối nguồn sâm sấp gạo. Sau đó, đem nút miệng ống lại bằng lá dong hay lá chuối khô. Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống nứa quanh kiềng. Có thể nướng ống cơm lam bằng than củi, than tre hoặc rơm khoảng một giờ, khi cơm sủi thỉnh thoảng nhấc ra dằn mạnh ống xuống để gạo dồn xuống phía dưới cho hạt cơm săn chắc. Nước cạn mới đặt ống nằm ngang và nướng xoay đều. Khi mùi thơm bốc lên là cơm đã chín. Kể từ khi nước cạn cho tới khi cơm chín, là khâu quan trọng nhất. Nó thể hiện rõ nhất tình cảm của người nơi đây với ống cơm lam. Người ta phải trở ống luôn tay, phải gạt hoặc nhen lửa quanh ống làm sao để vỏ nứa cháy đều, song hạt cơm bên trong không bị cháy, lại thật mềm, thật dẻo. Điều này đòi hỏi sự khéo léo của những người phụ nữ.
Làm một món cơm lam như vậy chất chứa bao tình cảm. Khi cơm chín, mùi thơm quyến rũ tỏa ra ngào ngạt, nhấc khỏi lửa,bấy giờ để nguội, dùng dao bóc tách từng lớp vỏ bị cháy bên ngoài của ống cho tới khi gặp các lớp màng lụa mỏng màu trắng ngà của ống, sẽ thấy phần cơm dài thành khúc đứng bằng chiều dài ống nứa.Khi ăn cơm thì bẻ khúc cơm thành miếng, khoanh cơm mịn màng như khúc giò, mùi thơm mời gọi khách phương xa nếm thử. Hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vị cay của gừng, vị ngọt của ống nứa, vị thanh thanh của lá chuối, mùi của khói bếp
lửa thật khuyến rũ. Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa đậm đà khó quên. Cơm lam có thể ăn ngay hoặc để cả tuần mà vẫn mềm, ngon và không bị thiu mốc. Thời kháng chiến đồng bào thường lấy cơm lam tặng bộ đội ăn thay lương khô.
Hình 4.4. Cơm Lam Hình 4.5. Lúa Bao thai - Làng nghề truyền thống[5]
+ Các làng nghề dệt mành cọ xã Đồng Thịnh (Làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2): Sản phẩm mành cọ của Đồng Thịnh khá đặc biệt với nan mành dệt kín, phẳng, đều và có độ xanh bóng hơn sản phẩm của các nơi khác bởi người làm cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu và có kỹ thuật dệt điêuluyện...
+ Nghề Mộc (xã Lam Vỹ): Nghề làm mộc ở xã Lam Vỹ đã có từ lâu đời, hiện nay trên toàn huyện có 10 xưởng làm mộc, nhưng do không được quan tâm thích đáng của cơ quan chính quyền nên hiện nay 10 xưởng này tuy vẫn còn hoạt động nhưng không lớn, các mặt hàng sảnphẩmchủyếu là đóngđồ gia dụngphụcvụ trên địa bàn xã.
+ Làng nghề chè: xóm Quỳnh Hội xã Trung Hội, thôn Phú Hội 1 và 2 xã Sơn Phú, làng chè ĐiềmMặc…
+ Làng nghề nuôi cá ruộng: ở các xã Bảo Cường, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Phượng Tiến, Đồng Thịnh...
Nổi bật nhất là Hội Lồng Tồng. Lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng) là lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh Việt Bắc nói chung. Lễ hội Lồng tồng của người Tày là một nghi thức đặc trưng của văn hóa vùng, mang tính chất tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mưa, tín ngưỡng thờ mặt trời. Chứa đựng nhiều hoạt động tín
ngưỡng dân gian, và cũng chính là Lễ hội cầu mưa của người làm nghề nông là nghề truyền thống của dân tộc Tày, Nùng với các nội dung chào mừng mùa xuân mới, mừng vụ mùa trước cho mùa vụ sau bội thu, cho mọi người, mọi nhà khỏe mạnh ấm no, hạnh phúc, bản làng yên vui.
Vốn dĩ là vùng đất nghèo của Thái Nguyên nhưng nhờ có chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, Định Hóa ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên sự phát triển mau lẹ ấy không phá vỡ cảnh quan chung của hệ thống hàng trăm di tích lịch sử nằm rải khắp núi rừng nơi đây. Chính vì vậy, mỗi năm ATK đón tới hàng trăm nghìn lượt khách đến thăm quan và đang là điểm du lịch văn hóa, cội nguồn cách mạng thu hút đông du khách khi đến Việt Bắc. Tính từ ngày Thủtướng Chính phủ Võ Văn Kiệt cắt băng khai trương Nhà trưng bày ATK Định Hoá (19/5/1997) đến nay có gần 10 triệu lượt khách về với ATK Định Hoá. Trên cơ sở đó, Định Hóa phấn đấu đến năm 2020 sẽ vào khoảng 800.000 lượt khách.
Bảng 4.2. Doanh thu của trung tâm dich vụ, du lịch và bảo tồn di tích ATK qua các năm
Năm 2016 2017 2018
Doanh thu (đồng) 566.265.000đ 533.730.750đ 660.000.000đ
(Nguồn:Báo các các năm 2016, 2017, 2018 của BQL khu di tích lịch sử sinh thái
ATK Định Hóa, Thái Nguyên)
Năm 2016, hoạt động du lịch, dịch vụ, ăn, nghỉđược quan tâm 6 nhà sàn công vụ Trung tâm Dịch vụ, Du lịch và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa được sửa chữa, chất lượng 7 phục vụ ăn, nghỉ, hội nghị, hội thảo, lửa trại…cho các đoàn khách và khách du lịch được từng bước nâng cao.
Năm 2017, Với lợi thế là khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, hàng năm lượng khách đến tham quan khu di tích không ngừng tăng lên, Trung tâm Dịch vụ, Du lịch và Bảo tồn di tích ATK đón và phục vụ nhiều đoàn khách trong nước và