Khó khăn, hạn chế và giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch này

Một phần của tài liệu Khóa luận Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 63)

tại Định Hóa.

4.3.1. Khó khăn, hạn chế

- Ban quản lý khu di tích lịch sử là chưa có trụ sở, phải ở làm việc ghép với Trung tâm Dịch vụ Du lịch và Bảo tồn di tích ATK, cơ sở phục vụ khách du lịch còn thiếuthốn, cán bộ lãnh đạo chưa được kiện toàn, cán bộ, viên chức, người lao động, thiếu kinh nghiệm;

- Kinh phí đầu tư tôn tạo di tích còn nhỏ giọt;

- Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí tu bổ di tích cho công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị, phát triển du lịch, sinh thái nhỏ giọt chưa xứng tầm với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; các công trình hạ tầng kỹ thuật xuống cấp, công trình hạ tầng cơ sở, phục vụchưa được đầu tư kịp thời để duy tu, sửa chữa;

- Việc tổ chức hoạt động du lịch, thương mại, ăn, nghỉ, tham quan chưa đa dạng, chưa giữ chân được khách du lịch ngủ qua đêm. Khai thác du lịch, dịch vụ còn hạn chế, chất lượng phục vụdu khách chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Chất lượng hướng dẫn, thuyết minh, về khu di tích có tiến bộ, nhưng chưa tương xứng với yêu cầu của khách;

- Công tác vệ sinh, bảo tồn cảnh quan, sinh thái môi trường ở một số điểm di tích chưa tốt;

- Chú trọng, đầu tư vào hoạt động dịch vụ du lịch, song chưa đem lại hiệu quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

4.3.2.Gii pháp phát trin bn vng

- Nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu từTrưởng, phó Ban đến các phòng, đơn vị trong thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, thực hiện nhiệm vụ.

- Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ viên chức nhất là đội ngũ hướng dẫn viên, bảo vệ, khai thác du lịch, dịch vụ…

- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, thu hút khách. Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học áp dụng thực tiễn Khu di tích, xây dựng Dự án tu bổ, duy tu, bảo tồn phát huy di tích bằng mọi nguồn lực.

- Tăng cường phối hợp với các sở, ban, nghành, UBND huyện Định Hóa và UBND các xã, thị trấn và nhân dân địa phương bảo vệ, phát huy giá trị di tích, phát triển du lịch cộng đồng...

- Làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, vệsinh môi trường, cảnh quan khu di tích. - Duy trì tốt công tác đón tiếp, phục vụ lễdâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan quần thể di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa.

- Xây dựng hệ thống homestay phù hợp , phát triển vềcơ sở vật chất kỹ thuật, đầy đủ tiện nghi hơn..

- Nâng cao quảng bá về các món ăn đặc sản nơi đây: cơm lam, gạo bao thai, bánh đa , măng khô, măng tươi, xôi ngũ sắc.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu đề tài“Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên” em xin đưa ra một số kết luận sau:

- Số lượng khách lẻđến với ATK Định Hóa trong năm 2018 tăng hơn so với 2017( 44.730 khách) và có xu hướng tăng vào các năm tiếp theo, tính đến tháng 9 năm 2019 đạt khoảng 2.191 đoàn khách và 516.649 khách lẻ.

- Xây dựng được bản đồ du lịch ATK Định Hóa thông qua việc ứng dụng GIS, từđó có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như: truy vấn thông tin, thể hiện dữ liệu dưới dạng biểu đồ, chỉnh sửa thông tin dữ liệu.

- Đã đưa ra được những giải pháp phát triển bền vững như là chính quyền địa phương cần phải đầu tư phát triển hệ thống giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và di chuyển của khách du lịch, phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm du lịch đa dạng, đội ngũ cán bộ quản lý làm việc phải có trách nhiệm, sáng tạo, luôn đưa ra các ý tưởng mới nhằm tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch văn hóa tại Định Hóa, huyện phải có sự liên kết chặt chẽ các ban ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư để cùng đưa ra chính sách, chiến lược lâu dài và hiệu quả nhất cho phát triển du lịch văn hóa của huyên

5.2. Kiến nghị

- Các cấp chính quyền tại huyện Định Hóa cần quan tâm hơn đến việc nâng cao cơ sở vật chất, hạ tầng khu di tích ATK.

- Nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh văn hóa bản địa và khu du lịch ATK Định Hóa đối với du khách quốc tế cũng như du khách trong nước thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, mạng internet,...

- Có cán bộ thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh, cũng như tiến hành thu gom rác thải tại điểm du lịch.

- Cần tổ chức các lớp tập huấn làm du lịch cộng đồng cho người dân vì đa phần họ làm nông nghiệp, còn du lịch vẫn quá mới mẻ nên họ chýa có kỹnăng.

- Cần áp dụng GIS vào quản lý du lịch để nâng cao hiệu quả, có cái nhìn tổng quát, quản lý được dữ liệu không gian và thuộc tính.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu của loại hình du lịch như: trình độ ngoại ngữ, khảnăng giao tiếp, nắm vững các nguyên tắc về du lịch,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Tuấn Anh (2016), Ứng dụng GIS (Geographic Information System) xây dựng bản đồ du lịch huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Đề tài sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2. Huy Ba (2015), Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng bản đồ trực tuyến quản lý không gian du lịch, Đề tài khoa học của Đại học Thái Nguyên.

3. Võ Văn Cần (2008), Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm

2020, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường ĐH kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 4. Cinet tổng hợp

http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=326&articl eid=11 04, truy cập ngày 03/08/2019

5. Thanh Hà, Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 6. Hoàng Hà, Du lịch cộng đồng - loại hình hấp dẫn tại vùng núi phía Bắc truy cập

ngày 3/7/2020

http://www.baodienbienphu.info.vn/tin-tuc/du-lich/170988/du-lich-cong-dong--- loai-hinh-hap-dan-tai-vung-nui-phia-bac

7. Kiều Hoa, Du lịch Thái Nguyên tăng cường hoạt động liên kết, hợp tác,truy cập ngày 3/7/2020

https://tuyengiaothainguyen.org.vn/vi/chuyen-de/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao- cuoc-song/du-lich-thai-nguyen-tang-cuong-hoat-dong-lien-ket-hop-tac-94.html 8. Nguyễn Thị Thu Hương (2017), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành Du

lịch Việt Nam hiện nay

http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien- nganh-du-lich-viet-nam-hien-nay-47881.htm

9. Trang Khương (2018), Bản đồ du lịch Việt Nam chi tiết,

https://phongveminhquan.vn/ban-do-du-lich-viet-nam-chi-tiet/ 10. Nhân Luân (2015), Thông tin chuyên ngành du lịch,

https://luanvanaz.com/category/thong-tin-chuyen-nganh/du-lich, truy cập ngày 11/06/2020

11. Hà Mai(2017), Du lịch Việt lập kỳ tích đón hơn 13 triệu lượt khách,

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/du-lich-viet-lap-ky-tich-don-hon- 13-trieu-luot-khach-917942.html , truy cập ngày 09/06/2020

12. Nghiên cứu nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học TrườngĐại học Cần Thơ Tập 54, Số 7C (2018): 109-116) 13. Nhóm PVTT các tỉnh Tây Bắc, Hợp tác phát triển du lịch vùng Tây Bắc (Kỳ 1)

https://nhandan.com.vn/tin-tuc-du-lich/hop-tac-phat-trien-du-lich-vung-tay- bac-ky-1-364906/

14. Hà Văn Siêu(Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch)(2018)

http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/26992 , truy cập ngày 12/05/2020 15. Phạm Thị Thanh Mai(2019), Nghiên cứu phát triển du lịch tại huyện Định Hóa,

huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

16. Nguyễn Thanh Vũ (2009), Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở

các xã Cù Lao thuộc tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Khóa luận Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)