Khó khăn của trang trại

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 42)

- Vị trí của trang trại nằm gần đường giao thông có nhiều phương tiện đi lại, xung quanh cũng có nhiều gia đình cùng phát triển trang trại gà vì vậy áp lực bệnh tật của trang trại là vô cùng cao.

- Việc chăn nuôi trong thời gian dài các chất thải ít nhiều cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, các chất thải tàn dư từ lứa trước sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến lứa sau gây tăng chi phí cho người chăn nuôi, ngoài ra việc chăn nuôi gà thường xuyên phải tiếp xúc với gà phân gà điều này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người nuôi gà.

- Lao động thời vụ chủ yếu là bộ đội chưa qua đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi cũng như chăm sóc gà vì vậy chủ trang trại sẽ phải mất thời gian để đào tạo

- Thiếu sự liên kết giữ các trang trại cùng chăn nuôi gà với nhau. - Luôn có các áp lực bệnh tật ở các lứa gà làm tăng chi phí.

- Những người tiếp thị các sản phẩm thú y thường nói giá cao hơn nhiều so với giá trị thực của sản phẩm đó, nếu các chủ trang trại không có người quen hoạt động trong lĩnh vực này sẽ rất dễ bị mua đắt và sản phẩm kém chất lượng đặc biệt là các trại mới chăn nuôi.

- Khi gà bị bệnh người chăn nuôi phải thuê các bác sĩ thú ý tư nhân về xem bệnh và mua thuốc theo chỉ dẫn của các thú y. Tuy nhiên một số bác sĩ thú y này người ta sẽ “mua đường” không vạch hẳn tên loại bệnh gà đang mắc phải cho người nuôi và sẽ kê đơn thuốc một cách đi vòng nhằm thu lợi nhuận từ việc bán thuốc điều này gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)