Giải pháp về quản lý tài chính và lao động của trang trại

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 49)

Trong quản lý tài chính cần phải:

- Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn: đưa ra kế hoạch kinh tế theo từng giai đoạn sau đó đến một năm của trang trại để hạch toán được các chi phí sử dụng.

- Quản lý nguồn vốn của trang trại: Ghi chép hết tất cả các chi tiêu để hạch toán đầu ra đầu vào hợp lý, tiết kiệm được nguồn vốn dồi dào.

Quản lý lao động:

- Có tiêu chí đánh giá công việc rõ ràng: Lập kế hoạch công việc hàng tuần và báo cáo hàng ngày để chủ trang trại nắm được tiến độ công việc.

vào năng lực làm việc của mỗi người mà phân công công việc sao cho hợp lý để công việc hoàn thành đúng dự kiến.

- Thưởng phạt chắc chắn: Cuối tuần họp tổng kết những vấn đề được và chưa được và đưa ra giải pháp khắc phục, đồng thời thưởng những người hoàn thành tốt công việc và phạt những người chưa hoàn thành được công việc được giao đồng thời nhắc họ cố gắng hơn trong các lần tiếp theo.

Giải pháp về quản lý tài chính:

a) Thời điểm đầu tư

- Không chỉ trong ngành chăn nuôi mà bất cứ ngành nông nghiệp nào, một chu kỳ sản xuất thường cần thời gian khá dài từ vài tháng hoặc vài năm. Trong suốt quãng thời gian đó, giá thị trường đầu ra có nhiều dao động. Hơn nữa, tại thời điểm đỉnh cao của giá sản phẩm đầu ra, do nhiều người cùng đổ xô đầu tư cùng lúc làm cho giá mua vật tư, thiết bị chuồng trại hay con giống đầu vào lại đắt đỏ, việc này đã làm tăng thêm gánh nặng không nhỏ cho chi phí sản xuất.

- Vì vậy, thay vì chỉ dựa vào yếu tố giá đầu ra tại một thời điểm nào đó, các chủ trang trại nên căn cứ vào dữ liệu nghiên cứu và dự báo xu hướng đầy đủ khía cạnh khác nhau của thị trường, để ra quyết định thời điểm đầu tư mới hay đầu tư mở rộng.

b) Cân đối dòng tiền “vào-ra” trong chu kỳ chăn nuôi

- Ngoại trừ một số doanh nghiệp chăn nuôi có bộ phận quản lý tài chính chuyên nghiệp và kế hoạch sử dụng vốn phù hợp với chu chuyển đàn khoa học, có rất nhiều trang trạng thường lâm vào cảnh nắm giữ khối tài sản lớn nhưng lại không có tiền.

- Nếu trại nuôi chỉ có một khu và áp dụng qui trình kỹ thuật nuôi “cùng vào - cùng ra” thì trong suốt thời gian hơn gần 5 tháng đó, dòng tiền của trại chỉ có chi ra mà không có thu vào, dễ rơi vào cảnh thiếu tiền, đặc biệt do nhu

cầu thức ăn tăng cao vào những tháng cuối kỳ nên áp lực sẽ lớn hơn so với những tháng đầu kỳ.

Vậy phải làm sao để cân đối cho đủ yêu cầu dòng tiền “vào và ra” trong suốt chu kỳ 4,5 - 5 tháng nuôi.

- Cách thứ nhất là có thể quy hoạch trang trại thành ít nhất 5 khu nuôi với công suất mỗi khu 1800 con (trong trường hợp trang trại có kế hoạch nuôi 9000 gà). Như vậy trại có thể lập kế hoạch chu chuyển đàn, mỗi tháng nhập vào 1800 con/khu, lần lượt từ khu thứ nhất đến khu thứ năm. Trong tháng thứ năm, vừa xuất chuồng lứa thứ nhất, vừa sát trùng chuồng khu này chờ sẵn lứa kế tiếp.

- Cách thứ hai là lập sẵn kế hoạch sử dụng vốn phù hợp với kế hoạch chu chuyển đàn và chủ động lập quỹ dự phòng cho những trường hợp gà đến kỳ xuất mà bị tồn do biến động thị trường.

c) Chi phí nổi - Chi phí ẩn

- Hầu hết chủ trang trại chỉ quan tâm quản lý các chi phí nhìn thấy được (chi phí nổi) như: mua con giống, thức ăn, thuốc thú y, tiền lương nhân viên…Trong khi đó, chi phí ẩn của toàn trại cũng quan trọng không kém mà lại ít được lưu tâm quản lý, ví dụ như: khối lượng gà thịt xuất chuồng/m² chuồng nuôi/năm; số vòng quay sử dụng chuồng trại/năm…

- Do vậy, bên cạnh việc quản lý chi phí nổi, dễ nhìn thấy, chủ trang trại cần lưu ý quản lý chi phí ẩn, lập quy trình quản lý phù hợp với hoàn cảnh của trại và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác nhằm tìm cách tối đa hóa lợi ích so với tổng chi phí nổi và chi phí ẩn đã đầu tư.

Giải pháp về quản lý lao động của trang trại:

- Có tiêu chí đánh giá công việc rõ ràng

- Chủ trang trại cần quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn đối với các công nhân tại trại.

trong lúc làm việc, từ đó chủ trang trại có thể sửa đổi phương thức làm việc sao cho có hiệu quả.

- Có thưởng và có phạt khi các lao động làm sai hoặc không đảm bảo tiến độ làm việc.

- Chuẩn bị bảo hộ lao động cho công nhân trong trang trại. - Quan tâm về vấn đề ăn uống, sức khỏe của công nhân.

- Đặt ra chỉ tiêu cụ thể cho mỗi bộ phận, mỗi đội công nhân nhất định - Kiểm soát thời gian làm việc và chất lượng công việc của mỗi nhân công - Phân tầng, sắp xếp đội ngũ nhân công hợp lý.

- Tổ chức các hoạt động xã hội.

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 49)