Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Khóa luận Công tác tìm hiểu thị trường, hỗ trợ đại lý và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc điều trị bệnh cho gà do công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất (Trang 26)

M ỤC L ỤC

2.3.1.Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001) [17], tác nhân gây bệnh CRD là Mycoplasma gallisepticum, tỷ lệ nhiễm bệnh ở miền Bắc Việt Nam là

51,6% ởgà thương phẩm, còn gà giống là 10%, tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 - 30%. Phạm SỹLăng và Trương Văn Dung (2002) [11] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14% và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do

E.coli..., đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao.

Hoàng Huy Liệu (2002) [36] cho biết, bệnh CRD do 3 loài Mycoplasma gây ra: M.gallisepticum, M.synoviae, M.meleagridis. Nhưng chủ yếu là loài

M.gallisepticum. Mycoplasma có nghĩa là “dạng nấm”, nhìn dưới kính hiển vi thì giống như tếbào động vật nhỏ, không nhân; gallisepticum có nghĩa là “gây độc cho gà mái”. Điều này được thấy rõ tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà đẻ trứng rất cao và sản lượng trứng được giảm đáng kể.

Hoàng Hà (2009) [34] cho biết, trong tự nhiên thời gian ủ bệnh CRD từ 3 - 8 tuần tuổi. Bệnh CRD rất phổ biến ở gà và tỷ lệ gà bị nhiễm bệnh này là rất cao: 10 - 15% (ở đàn gà giống), 30 - 40% (ởđàn gà thịt) và 70 - 80% (ở đàn gà đẻ).

Nguyễn Lân Dũng và cs (2007) [2] cho biết, năm 1898, E. Nocard và cs lần đầu tiên phân lập được Mycoplasma từ bò bị bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm. Khi đó được gọi là vi sinh vật viêm màng phổi (PPO: Pleuropneumonia organism). Về sau người ta tiếp tục phân lập được PPO từcác động vật khác và đổi tên là vi sinh vật loại viêm màng phổi (PPLO: Pleuropneumonia like organism). Từnăm 1955, PPO và PPLO được chính thức đổi thành Mycoplasma.

Trường Giang (2008) [35] cho biết, trên gà thịt: bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 - 8 tuần, triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli, vì vậy trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli - CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, xuất hiện âm rale khí quản, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày, tử số có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn. Trên gà trưởng thành - gà đẻ: bệnh phát ra khi thay

đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ…, các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng ấp nở cho ra các gà con yếu ớt. Ở một sốđàn gà đẻđôi khi chỉ thấy xuất hiện sự giảm sản lượng trứng, gà con yếu, tỷ lệ ấp nở kém, còn các triệu chứng khác không thấy xuất hiện.

Tác giả Hoàng Thạch (2009) [13], xác định rằng có 6 loại cầu trùng ký sinh ở gà nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng phụ cận: E.brunetti,

E.acervulina, E.tenella, E.maxima, E.necatrix, E.mitis.

Theo Dương Công Thuận (2005) [14], có 4 loài cầu trùng gây bệnh ở các trại gà: E.tenella, E.maxima, E.necatrix, E.mitis.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2014) [10] và nhiều tác giả khẳng định: bệnh cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang căn bệnh và là nguồn gieo truyền căn bệnh làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy biện pháp quan trọng là phòng bệnh cho gà con không bị nhiễm cầu trùng.

Theo Trần Văn Hòa và cs (2011) [3], gà nhiễm cầu trùng bằng con đường duy nhất là miệng thông qua những chất mà gà thường xuyên tiếp xúc như: thức ăn, chất độn chuồng, phân, bụi...Mặc dù bình thường, bệnh cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh cải tiến trong đó một số lượng lớn gà nuôi chung với nhau. Điều quan trọng là phải biết rằng bất kỳđiều kiện nào dẫn tới việc nuôi quá đông và tích tụ ô nhiễm phân trong môi trường đều có thể là tiền đề của căn bệnh quan trọng này, vì vậy các ổ dịch bệnh cầu trùng có thể xảy ra ở thôn xóm cũng như ở các xí nghiệp hiện đại.

Theo Nguyễn Lân Dũng và cs (2007) [2], E. coli có sức đề kháng kém, bị diệt ở nhiệt độ 550C trong 1 giờ và ở 600C trong vòng 30 phút. Các chất sát trùng thông thường như nước gia ven 0,5%; Phenol 0,5% diệt được E. coli sau 2 - 4 phút.

2.3.2. Tình hình nghiên cu thế gii

Kojima và cs (2007) [27] đã sử dụng phương pháp PCR để phát hiện mầm bệnh thuộc 9 loài Mycoplasma của gia cầm trong vắcxin sống tạo từ phôi gà với

độ nhạy cảm khá cao. Tuy nhiên, chưa có một cặp mồi nào được khẳng định là đặc trưng cho toàn bộ lớp mollicus mà không nhân lên các loại vi khuẩn khác.

Woese và cs (2000) [32] đã phân tích, so sánh trình tự gen 16S rARN của đại diện các giống Mycoplasma, Spiroplasma, Acholeaplasma và họ cho rằng, các giống này được tiến hóa ngược từ một nhánh vi khuẩn yếm khí là tổ tiên của họBacillusLactobacillus ngày nay.

Yogev và cs (2008) [33] đã sử dụng mẫu dò trên gen rARN để phát hiện sự khác nhau bên trong và giữa hai loài MG và loài MS.

Phạm SỹLăng và Trương Văn Dung (2002) [11] cho biết, năm 1984 Glison và Kleven đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vắcxin nhược độc và vắcxin chết nhằm khống chế lây truyền MG qua trứng.

Theo tài liệu của Chambers J. R (1990) [21], thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.

Theo Siegel và Dumington (2008) [28], thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà mọc lông nhanh thì gà mái mọc lông nhanh hơn gà trống.

Winkler và Weinberg (2002) [31] cho biết: các nhà vi trùng học đã phân loại hơn 170 nhóm huyết thanh E.coli khác nhau. Trong mỗi một nhóm có 1 hay nhiều serotype. E.coli O157H7 được trung tâm giám sát dịch bệnh của Mỹ phát hiện đầu tiên vào năm 1975, sau 8 năm E.coli O157H7 mới xác định chắc chắn là nguyên nhân gây bệnh viêm ruột. Đặc biệt năm 1982, một sốổ dịch ngộđộc thực phẩm bao gồm cả trường hợp bị dung huyết dạ dày, ruột. Với kết quả này, người ta xác định rõ E.coli O157H7 là vi khuẩn gây dung huyết.

Phần 3

3.1. Đối tượng

Đàn gà nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

3.2. Địa điểm Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Đại lý thuốc và Trại chăn nuôi gà, công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet.

- Thời gian tiến hành: từ ngày 18 /5/2019 đến ngày 18/11/2019.

3.3. Nội dung thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác hỗ trợ tại công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet.

- Công tác hỗ trợ đại lý thuốc thú y Hùng An thuộc công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet.

- Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc điều trị bệnh cho gia cầm do công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất.

3.4. Các chỉtiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các ch tiêu theo dõi

- Công tác hỗ trợ tại công ty

+ Công tác hỗ trợ kho thành phẩm và kho bao bì của công ty +Công tác hỗ trợ cán bộ thịtrường của công ty.

- Công tác hỗ trợ tại đại lý.

- Công tác hỗ trợ tiêm phòng vắc xin cho gà tại trang trại của đại lý. - Công tác hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh ởđàn gà tại trại của đại lý.

3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnhTổng số con theo dõi × 100

Tỷ lệ khỏi (%) = Tổng số con điều trị khỏi bệnh bệnhTổng số con điều trị × 100

3.4.3. Phương pháp thực hin

-Công tác hỗ trợ kho thành phẩm của công ty: dựa trên những công việc làm tại kho thành phẩm và kho bao bì.

-Công tác hỗ trợ cán bộ thị trường của công ty: dựa trên việc đi theo học hỏi và nắm bắt những vấn đề cần thiết cho công việc thịtrường.

-Công tác hỗ trợđại lý: dựa trên những công việc làm tại đại lý.

-Công tác hỗ trợ tiêm phòng vắc xin cho gà tại trang trại của đại lý: thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin mà trại đang thực hiện.

-Công tác hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh ởđàn gà tại trại của đại lý: để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn gà, em tiến hành theo dõi, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thế, phân.... ghi chép vào sổ theo dõi hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho gà dưới sự hướng dẫn các anh chị tại đại lý.

3.4. Phương pháp xử lý s liu

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Công tác hỗ trợ tại công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty, dưới sự phân công và hướng dẫn của Ban lãnh đạo công ty, em đã được tham gia một số công việc như sau:

4.1.1. Tìm hiu các sn phm ca công ty ti kho thành phm và kho bao bì

Việc nắm bắt được tên sản phẩm cũng như công dụng của chúng để nâng cao kiến thức chuyên môn em đã được phân công về kho thành phẩm và kho bao bì tham gia làm việc tại đó gần hai tháng.

Bảng 4.1. Kết quả tìm hiểu các sản phẩm của công ty

TT Nội dung công việc Đơn vị Kết quả So với chỉ tiêu (%)

1 Vào thẻ kho, làm quen với các sản phẩm của công ty.

thẻ 10500 100 2 Tìm hiểu công dụng của các loại sản phẩm cũng như các phác đồ điều trị bệnh loại 13 100 3 Hỗ trợ việc xuất kho và nhập kho, tiếp tục học hỏi thêm công dụng các sản phẩm lần 170 100 4 Ghi nhớ một số bệnh phổ biến và biện pháp điều trị. loại 10 100

Kết quả trong thời gian thực tập tại công ty em thấy rằng để có thể vào được thẻ kho tốt cần có những lưu ý sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú ý các mã sản phẩm, sốlượng thực xuất, thực nhập, sốlượng tồn để vào thẻ kho tránh nhầm lẫn về sốlượng và chủng loại.

Khi xuất hàng hoặc nhập hàng vào kho cần lưu ý kiểm sốlượng hàng xem có đúng với sốlượng đã được ghi trong đơn hàng hay không. Cần lưu ý khi vận chuyển tránh va đập làm méo các thùng thuốc.

Bảng 4.2. Một số loại thuốc điều trị bệnh sản xuất tại công ty STT Tên bệnh Tên thuốc Cách dùng và liều dùng

1 Ký sinh trùng

đường máu

MARCOC-E.COLI

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn

theo liều: Gà, vịt,ngan, cút...1g/12-15kg TT/ngày.

Ký sinh trùng mar

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn

theo liều:Gà, vịt, ngan, cút...1g/8- 12kg TT/ngày.

SULFA.TRI 5-1

Gà, vịt, ngan, cút: 1ml/1 lít nước cho uống tương đương 1ml/4-6kg TT.

2 Cầu trùng

MARCOC

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn

theo liều: Gà, vịt, ngan...1g/5-8kg TT/ngày hay 1,5-2g/lít nước uống hoặc 2g/kg thức ăn

Diruzin-la Gà, vịt, ngan, cút, thỏ: 1g/3-4 lít

nước uống.

MARZURILCOC Gà, vịt, ngan, cút: 1ml/1 lít nước uống.

3 Hen

Mar - Doxy Premix

Trộn vào thức ăn cho lợn, gà, ngan, cút và các loại gia súc, gia cầm theo tỷ lệ 1kg MAR-DOXY PREMIX/4-5 tấn thức ăn hỗn hợp. DOXY COLIS Vịt, ngan, gà, cút trên 2 tháng tuổi:

Cần có thái độ tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc để tránh nhầm lẫn. Ngoài ra, bản thân em đã nắm bắt được những sản phẩm của công ty cũng như cách sử dụng để điều trị bệnh ở gia súc, gia cầm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2.

4.1.2. Công tác h tr cán b thtrường ca công ty

- Hỗ trợ cán bộ thị trường giao hàng tới đại lí.

- Hỗ trợ cán bộ thị trường kiểm tra, thanh toán hóa đơn tại đại lí. - Học hỏi cách đàm phán, triển khai chương trình tới đại lí.

- Học hỏi cách tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của công ty tới đại lí.

Qua các công việc trên bản thân em đã học được nhiều điều từ người cán bộ thịtrường. Em đã học được cách tiếp cận, giao tiếp và giới thiệu sản phẩm tới các đại lý mới, đàm phán và triển khai chương trình tới các đại lí cũ, học được cách báo đơn hàng của các đại lý đã đặt hàng về cho công ty đểđược giải quyết, kiểm tra và thanh toán hóa đơn cho các đại lý.

Bên cạnh đó em thấy cần rút kinh nghiệm một số vấn đề: khi chuyển đơn hàng đến đại lí cần kiểm tra lại hóa đơn, giới thiệu sản phẩm và triển khai chương trình đúng nội dung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2. Công tác hỗ trợ đại lý thuốc thú y thuộc công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet

Sau thời gian gần hai tháng hỗ trợ tại công ty, em được phân công thực hiện công tác hỗ trợđại lý, thời gian từ1/7/2019 đến 18/11/2019. Trong thời gian này em được thực hiện các công việc sau:

Sắp xếp và vận chuyển thuốc đúng nơi quy định: hàng tuần đại lí xuất và nhập rất nhiều đơn hàng của các công ty khác nhau, do vậy khi hàng được các công ty giao tới em cần sắp xếp đúng nơi quy định của đại lí.

Kiểm tra đơn hàng và xuất hàng theo đơn: do đại lí là đại lí cấp I nên hàng ngày có rất nhiều đại lí cấp II, các cửa hàng, các trại chăn nuôi lớn cũng như nhỏ

lẻ đặt hàng. Khi có đơn em cần tìm các loại thuốc theo đơn đã đặt sau đó kiểm lại theo đơn hàng, đóng hàng và giao cho nhân viên thịtrường đi giao.

Chẩn đoán và điều trị bệnh cho các hộ dân yêu cầu đại lí đến điều trị: khi các hộ chăn nuôi yêu cầu đến khám và điều trị bệnh cho trại chăn nuôi của họ, em cùng nhân viện thịtrường của đại lí sẽđến trại chăn nuôi đó, dưới sự hướng dẫn của nhân viên thị trường em sẽ được lắng nghe các triệu chứng mà chủ hộ kể lại và quan sát trên đàn gia cầm tại trại để đưa ra kết luận và phương pháp điều trị hiệu quả.

Tư vấn hỗ trợ: Ngoài thời gian đi chẩn đoán điều trị bệnh em được hỗ trợ tại đại lí, khi khách hàng đến đại lí đểđược tư vấn, họ sẽ mô tả những triệu chứng của đàn gia súc, gia cầm mà họ nuôi cùng với chẩn đoán của chủđại lí em sẽ tìm loại thuốc đểđiều trịsau đó đóng gói cho khách hàng và tính tiền.

4.3. Công tác hỗ trợ tiêm phòng vaccine cho gà tại trang trại của đại lý

Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng, trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi.

Ởđâu có dịch bệnh thì thực phẩm chăn nuôi sẽ bị ngừng lưu hành, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Việc người chăn nuôi thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng tiêm phòng vắc xin sẽ mạng lại nhiều lợi ích, giảm thiểu được những rủi ro về sau.

Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất, những đàn gia súc, gia cầm nào được tiêm phòng và những vùng chăn nuôi nào tiêm phòng đạt tỷ lệ cao thì hạn chế được dịch bệnh xảy ra, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Cho nên trong thời gian thưc tập em đã được tham gia công tác hỗ trợ tiêm phòng vaccine cho gà tại trại của đại lý. Kết quả được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả công tác hỗ trợ tiêm phòng vaccine cho gà, vịt tại trại của đại lý

Một phần của tài liệu Khóa luận Công tác tìm hiểu thị trường, hỗ trợ đại lý và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc điều trị bệnh cho gà do công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất (Trang 26)