3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Đểđánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân.
3.4.2.2. Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh
cho đàn lợn nái nuôi tại trại
Bảng 3.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng lợn nái có chửa
Loại lợn Loại thức ăn
Tiêu chuẩn thức ăn Kg/con/ngày
Từ 1-4 tuần Từ 5- 12 tuần Từ 13 tuần Từ 15 tuần Nái hậu bị mang thai 07 2,2 1,6 2,2 2,2 - 3,85
Nái mang thai 07 2,2 1,6 2,5 2,5 - 3,85
Nái cai sữa 07 3,0
(Nguồn: Theo chếđộăn của trại)
Lưu ý: Ngoài quy định tiêu chuẩn thì có thểđiều chỉnh khối lượng và loại thức ăn tùy theo thể trạng lợn.
Thức ăn cho nái mang thai phải kiểm soát được độc tố nấm mốc và các chất dinh dưỡng sao cho không gây táo bón, không nứt móng, chất lượng phải ổn định liên tục.
Thường xuyên vệsinh máng ăn để hạn chế nấm mốc phát triển.
Bảng 3.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ Trước/sau
ngày đẻ
Đối với nái đẻ Đối với nái hậu bị
Khẩu phần (Kg) Khẩu phần (Kg) Sáng Chiều Tổng Sáng Chiều Tổng Trước đẻ 4 ngày 1,5 1,5 3,0 1,2 1,0 2,2 Trước đẻ 3 ngày 1,5 1,0 2,5 1,0 1,0 2,0 Trước đẻ 2 ngày 1,0 1,0 2,0 1,0 0,7 1,7 Trước đẻ 1 ngày 1,0 0,5 1,5 1,0 0,5 1,5 Ngày đẻ 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 Sau đẻ 1 ngày 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 Sau đẻ 2 ngày 1 1 2,0 1 1 2,0 Sau đẻ 3 ngày 1,5 1,5 3,0 1,5 1,5 3,0 Sau đẻ 4 ngày 2 2 4,0 2 2 4,0 Sau đẻ 5 ngày 2,5 2,5 5,0 2,5 2,5 5,0
Lưu ý: Lợn nái bỏăn thì giảm 50% khẩu phần ăn so với tiêu chuẩn.
3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả
quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại
Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn nái, lợn con. Chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, các dịch rỉ viêm (màu sắc, mùi...), tình trạng sức khỏe lợn con, khả năng vận động,..