Kết quả thực hiện điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Khóa luận Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại Công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 48)

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các anh kỹsư của trại. Qua đó, em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt đông, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác. Kết quả của công tác điều trị bệnh em đã thực hiện trên đàn lợn nuôi tại trại trình bày tại bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con

STT Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Phác đồđiều trị Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Tỷ lệ khỏi (%)

1 Hội chứng tiêu chảy 3965 380 Interflox + Atropin 1ml/10 kg thể trọng, Tiêm bắp. Điều trị 3 - 5 ngày. 350 9,58 92,11 Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Tỷ lệ mắc là 9,58% so với tổng đàn là thấp nhờ có công tác phòng bệnh, chăm sóc đàn tốt.

Sốcon điều trị khỏi đạt 92,11%. Triệu chứng của bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng yếu dễ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh bên ngoài, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khảnăng khỏi bệnh không cao.

Ngoài việc, chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn con, em còn được tham gia thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái

STT Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc (con) Phác đồ điều trị Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ mắc (%) Tỷ lệ khỏi (%) 1 Hiện tượng đẻ khó 355 36 Oxytocin 2 ml/con 36 10,14 100 2 Bệnh viêm vú 355 15 Chườm nước đá lạnh, tiêm Cefquinom liều 20ml/con/lần 15 4,23 100 3 Bệnh viêm tử cung 355 20 Oxytocin; cồn Iod 10% (pha 1ml/1l nước) làm sạch tử cung, tiêm Cefquinom

với liều 20ml/con/lần

4 Bệnh bại liệt 355 2 Magiê - Calcium. Tiêm bắp liều 60 ml/con 2 0,56 100

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: Hiện tượng đẻ khó tỷ lệ mắc 10,14% khá cao do nái già và việc lạm dụng oxytoxin trong quá trình đẻ trước đây. Có 15 con bị viêm vú tỷ lệ mắc 4,23%, 20 con bị viêm tử cung tỷ lệ 5,63% mắc và 2 con bị bại liệt chiếm tỷ lệ 0,56%.

Em đã can thiệp thành công 36/36 ca đẻ khó, đạt 100%.

Biện pháp can thiệp em đã áp dụng là: Trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần tiêm oxytocin 2 ml/ 1con nái, có thể tiêm vào tĩnh mạch là tốt nhất.

Trường hợp không có kết quả, cần can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để lấy thai ra. Sau khi can thiệp xong, cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, dùng kháng sinh chống viêm tử cung, âm đạo: Ampicillin 10mg/ kg trọng lượng, ngày tiêm 2 lần.

Em đã tham gia điều trị khỏi 15/15 con bị viêm vú, đạt 100%.

Biện pháp điều trị được áp dụng là: Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh (cục bộ), tiêm Cefquinom liều 20 ml/con/lần. Kết quả điều trị khỏi 100%, do có trường hợp lợn nái bị viêm vú lần đầu hoặc phát hiện kịp thời nên tỉ lệ thành công cao.

Đồng thời, em cũng đã điều trị khỏi 20/20 lợn nái bị viêm tử cung, đạt 100%. Biện pháp điều trị em đã áp dụng: bằng cách đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Thuốc dùng để đẩy mủ và các chất khác trong tử cung sử dụng Oxytocin. Thuốc làm cơ tử cung co bóp đẩy các chất trong tử cung ra ngoài, sau đó tiến hành thụt rửa nhiều lần bằng cồn Iod 10% (pha 1ml/1l nước) để làm sạch tử cung đồng thời tiêm kháng sinh Cefquinom với liều 20 ml/con/lần thuốc có tác dụng chống viêm. Kết quả điều trị khỏi 100%.

Em cũng đã điều trị khỏi cho 2/2 nái bị bệnh bại liệt nhờ việc phát hiện sớm kết hợp với việc sử dụng Magiê – Calcium, Tiêm bắp.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

- Về hiệu quảchăn nuôi của trại:

Trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm.

- Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho

đàn lợn tại trại:

Qua 6 tháng thực tập tại trại, em đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc em đã được học và thực hiện như sau:

-Đỡđẻ 120 con lợn nái, nhỏ cầu trùng, tiêm sắt, thiến lợn...

-Chẩn đoán, điều trị 380 lợn con bị Hội chứng tiêu chảy, điều trị khỏi 92,11%.

-Chẩn đoán, điều trị 36 lợn nái đẻ khó, 15 lợn nái viêm vú, 20 lợn nái viêm tử cung, 2 nái bị bại liệt, điều trị khỏi 100%.

Tất cả các công việc trên em đều thực hiện tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghềtrước khi ra trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1. Archie Hunter (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật, Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm dịch, Nxb Bản đồ, Hà Nội, tr. 53, 204 – 207

2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,

tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56.

3. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr. 29 - 35.

4. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Một sốđặc điểm bệnh tiêu chảy của lợn con dưới 2 tháng tuổi ở Sơn La”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,

tập XXIII (số 2), tr. 40 - 44.

5. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

6. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí

đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng têu chảy của lợn con , các

phác đồđiều trị, Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp, Hà Nội.

8. Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái nuôi tại nông trường Hữu Nghị Việt Nam - Mông Cổ, Ba Vì, Hà Tây, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

9. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp.

10. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

12. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tình phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp.

13. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, tr. 398 - 407.

14. Trương Quang Khải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số dặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis Pasteurella multocida

ở lợn mắc bệnh viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí KHKT thú y, 19(4), tr. 42-46.

15. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), “Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trí”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi,

tập II, tr. 44 - 52.

16. Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (2004), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Lê Văn Năm (2013), Bệnh viêm phổi địa phương - suyễn lợn, Nxb Lao động - Xã hội.

19. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Hà Thị Hảo, Trần Thanh Vân (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Phương Song Liên (2002), Phòng và trị

một số bệnh thường gặp trong thú y bằng thuốc nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Phạm Ngọc Thạch (1996), Một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng ở gia súc, viêm ruột ỉa chảy và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 20 - 32.

22. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (số 3), tr. 38 - 43.

23. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 196.

24. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn ThịXuân (2016), “Năng suất sinh sản của hai tổ hợp lợn nái giữa lợn nái Landrace phối hợp với đực giống Yorkshire và lợn nái Yorkshire phối với đực giống Landrace”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 65, tr. 54 - 61.

25. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli

Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 11 (3), 318 - 327.

26. Phạm Khánh Từ, Hoàng Nghĩa Duyệt, Dư Thanh Hằng, Đào Thị Phượng, Nguyễn Văn Chào, Nguyễn Thị Lộc (2014), “Khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi ở vùng gò đồi huyện Cam lộ tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế.

II. Tài liệu tiếng anh

27. Paul Hughes. James Tilton (1996), “Maximising pigs production and reproduction”, Compus, Hue University of Agriculture and Forestry, September.

III. Tài liệu internet

28. Trần Văn Bình (2010), Bệnh đẻ khó ở lợn nái, http://pharmavet.vn/?tab=forum&id=1350

29. Duy Hùng (2011), Bệnh viêm vú ở lợn nái, http://nongnghiep.vn/benh- viem-vu-o-lon-nai-post65605.html NongNghiep.vn.

30. Nguyễn Ánh Tuyết (2015), Bệnh viêm khớp trên lợn con,

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Hình 1: Điều trị lợn con bị viêm khớp Hình 2: Điều trị heo con bị tiêu chảy

Hình 5: Nhỏ cầu trùng Hình 6: Lợn nái bị viêm tử cung

Hình 9: Thuốc sát trùng Hình 10: Cồn Han-Iodine10%

Một phần của tài liệu Khóa luận Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại Công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)