Kết quả thực hiện các công tác khác

Một phần của tài liệu Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 53)

b. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con

4.6. Kết quả thực hiện các công tác khác

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn, em còn được tham gia một số công việc khác, kết quả được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện một số công tác khác TT Nội dung Sốlượng (con) Kết quả (an toàn) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Chuyển nái cai sữa sang chuồng bầu 320 320 100 2 Chuyển lợn con cai sữa về chuồng cai 3870 3870 100

3 Thiến lợn 940 940 100

4 Mài nanh, cắt đuôi 5188 5188 100

5 Bấm tai 342 342 100

6 Tiêm tavet hierro ( sắt) 5193 5193 100

7 Lấy tinh đực 14 14 100

8 Mổ hecni 16 16 100

Qua bảng 4.10 có thể thấy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng chúng em đã được thực hiện rất nhiều thao tác kĩ thuật và cũng nhờ sự hướng dẫn, chỉ bản tận tình của các anh chị kĩ thuật em đã đạt được tỉ lệ an toàn lên đến 100% với các thao tác được tham gia. Bên cạnh đó bản thân em cũng được thực hiện thiêm một sốkĩ thuật như lấy tinh đực, khâu lòi dom ở lợn thịt.

Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, đểcó hành trang kĩ thuật thật tốt chuẩn bịcho tương lai.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại, em xin đưa ra một số kết luận như sau: * Vềcông tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn:

- Tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng 474 lợn nái, 5214 lợn con theo mẹ - Thực hiện đỡđẻ cho 474 lợn nái, mổ hecni 16 con, tiêm sắt 5193 con, mài nanh, cắt đuôi 5188 con.

* Về công tác phòng bệnh:

- Thực hiện quy trình vệ sinh, phun sát trùng chuồng trại hàng tuần theo quy định của trang trại.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh: cho 5193 lợn con.

* Về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh:

- Lợn nái: mắc bệnh viêm tử cung là 63 nái (chiếm 13,29%), điều trị khỏi 60 con (đạt 95,24%). Nái bị viêm vú là 17 (chiếm 3,59%), điều trị khỏi 17 (đạt 100%), nái bị sót nhau là 20 (chiếm 4,22%), điều trị khỏi 17 (đạt 85,0%).

- Lợn con theo mẹ: mắc bệnh viêm phổi là 1043 con điều trị khỏi 897 con (đạt 86,00%), tiêu chảy là 290 con điều trị khỏi 266 con (đạt 91,72%).

- Công tác vệ sinh đạt tốt, hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa Hè, ấm và kín gió về mùa Đông. Việc thu gom phân, nước tiểu, vệ sinh cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn và rắc vôi đúng theo quy định.

*Những chuyên môn đã học được trong thời gian thực tập:

Qua 6 tháng thực tập tại trại chúng em đã được chỉ dạy và học hỏi được rất nhiều điều bổ sung kiến thức lý thuyết cũng như các thao tác kỹ thuật trong thực tiễn chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái và lợn con. Bên cạnh những công việc chúng em đã được học và làm như:

+ Cách tuyển chọn lợn hậu bịđể làm lợn nái sinh sản. + Điều trị một số bệnh cho lợn nái và lợn con.

+ Đỡ đẻ cho lợn.

+ Mài nanh, bấm số tai, bấm đuôi, tiêm sắt, thiến lợn.

+ Tham gia thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ của trại (cho lợn ăn, tắm chải cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng,…)

Em cũng được tham gia vào nhiều công việc sản xuất cũng như kĩ thuật của các chuồng như chuồng bầu, chuồng lợn đực... Một số công việc em được học hỏi thêm như

+ Lấy tinh lợn đực. + Pha tinh lợn.

+ Thực hiện một số thủ thuật kĩ thuật như khâu lòi dom ở lợn thịt, mổ hecni....

5.2. Đề nghị

- Với khoa Chănnuôi Thú y: Tiếp tục cử sinh viên về trại Thiên Thuận Tường để thực tập, tạo điều kiện tốt cho sinh viên nâng cao tay nghề và học hỏi kinh nghiệm tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn nái quy mô lớn. Cải tiến bổ sung thêm vào chương trình học các bệnh mới như glasser, bệnh circo để sinh viên tiếp cận được với nguồn kiến thức mới. Trang bị thêm cho sinh viên về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn của một số công ty lớn, chăn nuôi hiệu quả cao như công ty thức ăn chăn nuôi Dehus Việt Nam, công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, công ty cổ phần phát triển chăn nuôi Hòa Phát, công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam... để sinh viên nắm được căn bản quy trình khi xuống cơ sở thực tập sẽ bắt kịp nhanh hơn với công việc.

- Với trại Thiên Thuận Tường: Mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nâng cấp thêm về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dụng cụ thú y. Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý, thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y.

Thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, vệ sinh thú y, tiêm phòng, để phát huy tối đa khả năng sinh sản của các dòng lợn nái ngoại, nâng cao số lượng và chất lượng con giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh lợn nái, lợn con, lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 23 - 35.

3. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo

trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, tr. 44 - 51.

4. Dwane R., Zimmernan Edepurkhiser (1992), Quản lý lợn nái, lợn hậu bị để có hiệu quả, Nxb Bản đồ.

5. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012),

Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, tr.398 - 407.

6. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. John Nichl (1992), Quản lý lợn nái và hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

8. Madec Francois (1995), “Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập II (Số 1), tr. 30 - 40.

9. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 77 - 91.

10.Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt

Nam, Tập10 (Số 5), tr. 72 - 80.

11.Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2002), Bệnh sản khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13.Nguyễn Ngọc Phụng (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

14.Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của việc tăng cường điều kiện vệ sinh đến hội chứng MMA và năng suất sinh sản của heo nái”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập 6 (Số 4), tr. 34 - 40.

15.Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỷ lệ viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y, Tập 10 (Số 2), tr. 23 - 31.

16.Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng Sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XIV (Số 3), tr. 38 - 43. 17.Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005), “So sánh khả năng sinh sản

của nái lai F1 (LY) phối với đực Duroc và Pietran”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Tập III (Số 2), tr. 140 - 143.

18.Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

19.Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vắc xin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 - 325 20. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm,

Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Anh

21.Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice, pp.466 - 473.

22.Bidwel C. and William S. (2005), “Laboratory diagnosis of porcine infertility in the UK”, The Pig Journal, pp. 88 -106.

23.Christensen Raymond V., Atkins Nancy Ellen and Jensen Hans Eric (2007), “Pathology of udder lesions in sow”, J. Vet. Med. A Physiol Pathol Clin. Med., No. 54(9), pp. 491

24.Jan Gordon (1997), Controlled reproduction in pigs, CAB international, pp. 120 -127.

25.Smith Bradford B., Martineau Georges, Bisaillon Ariane. (1995), “Mammary gland and lactation problems”, Disease of swine, 7th

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Ảnh 1: Lợn viêm tử cung Ảnh 2: lợn con bị tiêu chảy

Ảnh 5: Thuốc han-tophan Ảnh 6: vitamina AD3E

Ảnh 7: Thuốc tiamulin 10% Ảnh 8: Thuốc hanflo

Một phần của tài liệu Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 53)