Khi động cơ nóng lên, hệ thống làm mát sẽ truyền nhiệt ra không khí xung quanh để làm mát động cơ. Ngược lại, khi động cơ còn lạnh, hệ thống làm mát giúp động cơ dễ nóng lên.
Bằng cách đó, hệ thống làm mát giúp cho việc duy trì nhiệt độ động cơ thích hợp. Ở động cơ 1TR-FE hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức được sử dụng. 8 3 4 6 2 9 7 13 10 11 12 14 1 18 17 16 15 5
Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo hệ thống làm mát
1- Bánh đà; 2- Đường phân phối nước; 3- Thân máy; 4- Nắp máy; 5- Ống dẫn nước nóng về két; 6- Ống dẫn bọt khí; 7- Ống chuyển; 8- Ống dẫn về
két nước; 9- Nắp két nước; 10- Quạt gió; 11- Puly bơm nước; 12- Khớp chất lỏng; 13- Két nước làm mát; 14- Puly trục khuỷu; 15- Ống nhánh từ bộ tản nhiệt; 16- Van hằng nhiệt; 17- Ống nhánh nối với bơm; 18- Bơm nước; 19-
Các te. - Hệ thống bao gồm:
+ Bơm nước: tạo áp suất để nước lưu thông trong hệ thống;
+ Két nước: là nơi trao đổi nhiệt độ của nước nóng với không khí bên ngoài;
+ Quạt gió: hút gió qua các khe hở của két để tăng hiệu quả trao đổi nhiệt của nước làm mát;
+ Van hằng nhiệt: điều khiển nước làm mát trực tiếp trở lại động cơ hoặc qua két nước làm mát mới vào động cơ tuỳ theo nhiệt độ làm việc của động cơ;
+ Các đường nối mềm bằng cao su từ động cơ tới két nước làm mát. - Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức kín ở đầu ống nước tràn có lắp bình giãn nở (bình nước phụ).
2.5. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
Khi mới khởi động, nước làm mát của động có sẵn trong két được bơm nước hút qua ống hút của bơm rồi được đẩy vào khoang nước trong thân máy của động cơ thông qua các đường lỗ khoan sẵn trong thân máy. Nước được phân chia để làm mát đều cả bốn xylanh, làm mát dầu bôi trơn sau đó lên làm mát thân máy, rồi từ thân máy nước làm mát đến van hằng nhiệt.
1- Van hằng nhiệt; 2- Đường nước đi tắt; 3- Két nước; 4- Bơm nước. Khi nhiệt độ nước làm mát nhỏ hơn nhiệt độ quy định: Khi nước làm mát còn thấp, van hằng nhiệt sẽ đóng và van đi tắt mở. Khi đó nước làm mát sẽ tuần hoàn qua mạch rẽ mà không đi qua van hằng nhiệt. Nhờ vậy nhiệt độ của nước sẽ tăng lên và động cơ sẽ đạt đến nhiệt độ thích hợp nhanh hơn.
Khi nhiệt độ nước làm mát bằng nhiệt độ quy định: Van hằng nhiệt mở một phần đường ống cho nước làm mát về két nước để làm mát nước và một phần đường ống nước cho nước làm mát về trước bơm nước.
Khi nhiệt độ nước làm mát lớn hơn nhiệt độ quy định: Khi nhiệt độ nước làm mát lên cao, van hằng nhiệt mở van đi tắt đóng lại. Toàn bộ nước làm mát sẽ chảy qua két nước. Ở đây nó được làm mát, sau đó nó đi qua van hằng nhiệt và trở về bơm nước. Bằng cách này nhiệt độ động cơ được duy trì.
2.5. KẾT LUẬN
Qua nội dung nghiên cứu ta thấy được xe Toyota Innova là một dòng xe có nhiều ưu điểm vượt trội. Sự tiện dụng cũng như tính kinh tế cao nên đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng.
Hệ thống làm mát bằng nước có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với hệ thống làm mát bằng không khí. Nó giúp động cơ có thể hoạt động tốt ở mọi môi trường, mọi thời tiết. Nhưng cũng có những nhược điểm kém so với hệ thống làm mát bằng không khí là kết cấu phức tạp, giá thành cao hơn rất nhiều.
Ở từng khoảng thời gian khác nhau như: mới khởi động, chạy ấm máy và chạy liên tục thì hệ thống phải thay đổi đường đi của dòng nước làm mát liên tục thông qua van hằng nhiệt để giúp cho nước làm mát luôn luôn phải ở nhiệt độ thích hợp cho động cơ hoạt động tốt, tránh nước làm mát quá nóng dẫn đến động cơ làm việc không ổn định và có thể gây hư hỏng cho hệ thống làm mát và ảnh hưởng đến các hệ thống khác của xe.
Mỗi hãng xe và loại xe nhà sản xuất lại có những thiết kế riêng cho các bộ phận cấu tạo nên các hệ thống của họ. Nội dung tiếp theo ta sẽ tìm hiểu đặc điểm kết cấu của từng chi tiết có trong hệ thống làm mát
ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG LÀM MÁT ĐỘNG CƠ 1TR- FE TRÊN XE INNOVA