Theo Kjell Tullus [65] và Jonathan Kaufman [66], ở trẻ gái, NKTN thường xảy ra trong độ tuổi tập đi vệ sinh do có sự rối loạn chức năng

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện bạch mai (Trang 31 - 33)

thường xảy ra trong độ tuổi tập đi vệ sinh do có sự rối loạn chức năng co bóp bàng quang làm sót lại nước tiểu trong bàng quang, dẫn đến làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt, tỷ lệ mắc NKTN cao nhất ở trẻ gái là ở lứa tuổi vị thành niên, trong thời kì bắt đầu quan hệ tình dục, với cơ chế được đề xuất là sự di chuyển trực tiếp vi khuẩn từ ruột hoặc âm đạo đến niệu đạo trong quá trình quan hệ tình dục [66].

Kết quả nghiên cứu từ Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ NKTN ở trẻ em nhập viện Bạch Mai vùng nông thôn và thành thị lần lượt là 34,1% và 65,9%. Nghiên cứu của Lê Quang Phương năm 2016, cho thấy tỷ lệ cho thấy tỷ lệ mắc NKTN ở trẻ em vùng nông thôn và vùng thành thị lần lượt là 42,5% và 57,5%. Theo nghiên cứu của Đặng Văn Chức tại cộng đồng ở Hải Phòng năm 2010 [4] thì tỷ lệ NKTN ở trẻ em sống trong thành thị thấp hơn ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Một nghiên cứu khác tại Ethiopia của Adugna Fenta năm 2020 [67] cho tỷ lệ trẻ NKTN ở trẻ sống ở nông thôn cao hơn với tỷ lệ 69,6% và với 30,4% ở thành thị. Theo các tác giả ở trên, có thể giải thích trẻ mắc bệnh ở nông thôn có tỷ lệ cao hơn liên quan đến một số yếu tố như: học vấn của người chăm sóc trẻ, thiếu kiến thức về thực hành vệ sinh sau khi chăm sóc trẻ, tình trạng suy dinh dưỡng,… Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với các nghiên cứu khác có thể lí giải do sự khác biệt về địa điểm thực hiện nghiên cứu; điều kiện kinh tế xã hội tại thời điểm nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu: trong cộng đồng và trong bệnh viện…

4.2. Đặc điểm lâm sàng trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu

Theo kết quả bảng 3.4, chúng tôi thấy 84,1% bệnh nhi NKTN có biểu hiện sốt, triệu chứng sốt cao kèm rét run là 25%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trong nước và thế giới. Theo Nguyễn Thị Quỳnh Hương [68], Trần Đình Long, Lương Thị Minh Trang [43], bệnh nhân bị NKTN có sốt tỷ lệ từ 72,98% - 91,4%. Theo một nghiên cứu của Noppasorn Sitthisarunkul năm 2019 tại Thái Lan [69], sốt gặp ở 72,4% trẻ, và chiếm ưu thế ở trẻ dưới 2 tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng phổ biến tiếp theo là rối loạn tiêu hóa

như nôn, ỉa chảy, táo bón chiếm tỷ lệ 31,8%, các triệu chứng về rối loạn tiểu tiện, thay đổi nước tiểu chỉ gặp ở 22,7% và 15,9% các trường hợp; đau bụng hoặc đau vùng thắt lưng, viêm đường hô hấp ít gặp hơn với tỉ lệ phần trăm lần lượt là 13,6% và 15,9% (Bảng 3.5). Có sự khác nhau giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Theo một nghiên cứu khác của Lê Quang Phương và cộng sự 2016 [42], triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ NKTN cũng là rối loạn tiểu hoá (60%) chiếm tỷ lệ cao hơn nghiên cứu của chúng tôi, 37,5% có rối loạn tiểu tiện và 32,5% trẻ có thay đổi nước tiểu. Trong nghiên cứu của Lương Thị Phượng 2019 [43], triệu chứng rối loạn tiêu hoá có chỉ gặp 21,7% trường hợp và thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ có rối loạn tiểu tiện và đái đục là 41,3%. Một nghiên cứu tại Úc năm 2019, cho thấy có 62,5% trẻ có rối loạn tiêu hoá, rối loạn tiểu tiện và thay đổi nước tiểu ít gặp hơn với tỷ lệ là 14,8% và 13,2%. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ chỉ có biểu hiện sốt đơn thuần trong nghiên cứu của chúng tôi là 31,8% thấp hơn nghiên cứu của María González năm 2019 tại Tây Ban Nha [70] với tỷ lệ trẻ sốt đơn thuần 66% nhập viện vì NKTN.

Vì vậy, có thể thấy triệu chứng lâm sàng NKTN ở trẻ em có sự khác nhau với mỗi nghiên cứu. Biểu hiện lâm sàng của trẻ thường không đặc hiệu, nhiều khi tình trạng của trẻ nổi bật lên tình trạng sốt đi kèm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như nôn, tiêu chảy, đau bụng,… các triệu chứng gợi ý NKTN như rối loạn tiểu tiện và thay đổi nước tiểu ít gặp hơn dẫn đến dễ nhầm lẫn hoặc bỏ sót chẩn đoán nếu thầy thuốc không có nhiều kinh nghiệm. Giải thích cho điều này là biểu hiện ở trẻ nhỏ khác với người lớn, đặc biệt là ở nhóm trẻ chưa biết nói, chưa có khả năng diễn đạt mà chỉ biểu hiện những dấu hiệu không rõ ràng như khó chịu, quấy khóc khi đi tiểu,… dẫn đến thầy thuốc và người chăm sóc trẻ không ghi nhận được hết các triệu chứng này.

Ngoài ra, tỷ lệ hẹp bao quy đầu ở trẻ trai bị NKTN được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi là 20%, thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hương năm 2005 [68] là 82%, của Lê Quang Phương 2016 [42] là 76,9%. Trong một phân tích tổng hợp của Shaikh N [11] trên 18 nghiên cứu khác nhau, tình trạng cắt bao quy đầu rất quan trọng trong xác định nguy cơ NKTN ở trẻ trai bị sốt. Trẻ trai dưới 3 tháng tuổi chưa cắt bao quy đầu có tỷ lệ NKTN cao nhất là 20,1% so với bất kỳ nhóm nào khác, trong khi trẻ trai đã cắt

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện bạch mai (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w