II. PHẦN NỘI DUNG
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
nghiên cứu:
a. Đối với giáo viên
- Giáo viên nâng cao rõ rệt trình độ, kỹ năng trong hoạt động dạy trẻ hát dân ca
- Giáo viên chủ động, tự tin và mạnh dạn đưa nhiều phương pháp, hình thúc trong quá trình giảng dạy. Biết tự xây dựng kế hoạch hoạt động, thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy hát dân ca theo các chủ đề để phát triển các kỹ năng nghe, hát, trò chơi, vận động minh hoạ theo các làn điệu dân ca.
- Một số giáo viên tự chủ động, tìm tòi, học hỏi để làm giàu vốn kiến thức âm nhạc như biết sử dụng đàn trong khi dạy nhạc, tự sáng tác một số bài hát ngắn gọn mang âm hưởng của giai điệu dân ca.
- Được nhà trường phân công tổ chức dạy chuyên đề, hội giảng, thao giảng hoạt động âm nhạc cho đồng nghiệp dự giờ.
- Kiểm tra sau chuyên đề: + 60% số giáo viên đạt loại tốt + 35% đạt loại khá
--
- 80% số giáo viên biết tổ chức văn nghệ, ngày hội ngày lễ trong năm cho bé tham gia hoạt động như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tết Trung thu, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3…
b. Đối với trẻ
- Trẻ hát thích thú và say mê hát các bài dân ca đơn giản tự nhiên - Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia hát và biểu diễn .
c. Đối với phụ huynh
- Ý thức được việc phối kết hợp cùng giáo viên trong việc dạy trẻ hát dân ca.
- Phụ huynh đã ủng hộ nhiệt tình khi nhà trường tổ chức các chương trình văn nghệ trong các ngày hội, ngày lễ.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Dân ca đến với trẻ từ khi mới lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành; Dân ca là những bài học đầu tiên trong cuộc đời, góp phần nuôi dưỡng và phát triển những giá trị âm hồn dân tộc. Dân ca chính là những cảm xúc, những khát vọng tâm hồn con người. Qua nghệ thuật ngôn từ chân chất, giản dị, dân ca đã, đang và sẽ đưa trẻ đến với cái đẹp của thiên nhiên; đến với ngôn ngữ của dân tộc; đến với những cảnh vật con người của mỗi địa phương. Vì thế, dân ca rất cần thiết trong tâm hồn trẻ, trẻ cần được biết, hiểu và yêu thích sâu sắc các làn điệu dân ca của quê hương đất nước mình.
Đề tài nghiên cứu đã được tiến hành thực hiện thành công, với đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu rõ ràng. Cùng với kết quả thu được đã trở thành một trong những đóng góp cho việc giảng dạy của các giáo viên. Đề tài với phạm vi và đối tượng tương đối hạn hẹp, chính vì vậy, đây là một trong những thiếu sót cùng như là điểm hạn chế của đề tài. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
--
trở thành cơ sở cho việc nghiên cứu của những ai quan tâm và muốn mở rộng hơn vấn đề này.
2. Kiến nghị
a. Đối với cấp trên
Đề nghị cần chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt, cần quan tâm đầu tư đầu tư cơ sở vật chất, cần bổ sung và mua mới một số đồ dùng phục vụ cho bộ môn giáo dục âm nhạc,
Cần tăng cường mở các lớp tập huấn, tổ chức các lớp dạy đàn, múa cho giáo viên
Tổ chức các hội thi như: “Giáo viên mầm non hát dân ca” để các giáo viên thể hiện năng khiếu và thúc đẩy tấm hiểu biết của các cấp ngành về vai trò của việc đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục.
b. Đối với nhà trường
Nâng cao chất lượng công tác quản lý chỉ đạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về hoại động giáo dục âm nhạc, dạy hát dân ca.
Tạo điều kiện để giáo viên được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn, trên cơ sở đó đề ra phương pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của từng trường, của địa phương nhưng không làm mất đi nội dung của từng đề tài theo các chủ đề trong chương trình giáo dục
Tuyên truyền sâu rộng đến các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc cho trẻ hát dân ca trong các giờ GDÂN
Chuyên đề những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp để truyền tải những kinh nghiệm được ứng dụng cụ thể trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị mình, đặc biệt là hoạt động giáo dục âm nhạc.
--
Thường xuyên làm tốt công tác rà soát, đánh giá tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để kịp thời xây dựng kế hoạch, có phương án đề nghị trang bị, bổ sung nhằm thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ dạy và học.
Tạo điều kiện tốt nhất, khuyến khích giáo viên tự học tập, nâng cao trình độ dạy học cũng như thường xuyên cập nhật nâng cao tri thức chuyên môn nghiệp vụ, tri thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để huy động các nguồn lực hỗ trợ, bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng,
***
Người viết:
--
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ... ... ... ... ... ... ... ... ... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
--
TÀI LIỆU THAM KHẢO S
TT Tên tài liệu Tác giả
1 Dân ca Việt Nam Phạm Thúy Hoan (1997),
NXB TP. Hồ Chí Minh
2
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kì II (2004 –
2007),
Vụ giáo dục mầm non (2005)
3 Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm
nhạc, tập II
Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên, (Hà Nội- 2006)
4 Trẻ mầm non ca hát Vụ giáo dục mầm non
(NXB âm nhạc)
5 Âm nhạc truyền thống và hiện đại Viện âm nhạc Hà Nội.
--
MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU...1
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:...2
3. Đối tượng nghiên cứu:...3
4. Phạm vi nghiên cứu...3
5. Phương pháp nghiên cứu...3
II. PHẦN NỘI DUNG...3
1. Cơ sở lí luận...3
2. Thực trạng...5
2.1. Thuận lợi - khó khăn...6
2.2. Thành công - hạn chế...7
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu...8
2.4. Các nguyên nhân...9
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng...10
3. Giải pháp, biện pháp...12
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp...13
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:...13
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:...26
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp...27
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu...27
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:29 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...30
1. Kết luận...30