Hệ thống xứ lý nước thải hiện tại

Một phần của tài liệu UNG PHO BIEN DOI KHI HAU BANG CONG NGHE THU HOI VA SU DUNG KHI METAN TU NUOC THAI (Trang 30 - 32)

Thuyết minh hệ thống xử lý:

Nước thải đầu vào được đưa qua song chắn rác để loại bỏ chất thải rắn có kích thước lớn, tránh tắc nghẽn đường bơm, kênh ống, đảm bảo cho các quá trình và thiết bị xử lý tiếp theo. Nước thải sau đó được dẫn vào bể lắng cát có nhiệm vụ loại bỏ cát, mảng kim loại,… trong nguyên liệu, trong nước thải vệ sinh nhà xưởng. Trong nước thải chế biến tinh bột sắn thường có hàm lượng cát đáng kể, vì vậy trong công nghệ xử lý cần thiết phải có bể lắng cát.

Nước thải sau khi qua bể lắng cát sẽ tự chảy vào hầm tiếp nhận. Nước thải sau đó được dẫn sang bể điều hòa. Tại bể điều hoà nhờ quá trình khuấy trộn và cấp khí giúp ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm như: BOD5, COD, pH, CN-…tại đây nước thải được bơm sang bể phản ứng. Nước thải trước khi đến bể điều hòa sẽ qua lưới chắn rác tinh. Lưới chắn rác tinh có nhiệm vụ loại bỏ các sơ sợi sắn, lớp váng bọt nổi và rác có kích thước nhỏ hơn 10mm.

Nước thải được dẫn vào bể keo tụ hóa chất keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải, hình thành các bông cặn nhỏ li ti khắp diện tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông. Dưới tác dụng của chất trợ keo tụ và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình.

Bể lắng có chức năng loại bỏ các chất lắng được mà các chất này có thể gây ra hiện tượng bùn lắng trong nguồn tiếp nhận, tách dầu mỡ và các chất nổi khác, giảm tải trọng hữu cơ cho các công trình xử lý phía sau. Phần bùn trong nước thải được giữ lại ở đáy bể

lắng. Lượng bùn này được bơm qua bể chứa bùn.nh lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn ở bể keo tụ tạo bông tự chảy sang bể lắng.

Nước thải sau đó được dẫn qua bể SBR, vận hành chu kỳ từng pha làm đầy sụt khí , lắng, rút nước và nghỉ. Su khi qua bể SBR nước thải được dẫn đến bể aerotank, các chất hữu cơ được tiếp tục phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí. Tiếp theo được dẫn qua bể lắng 2, nước thải được tuần hoàn lại để bổ sung lượng vi sinh vật cho bể hiếu khí, phần bùn được dẫn sang máy ép bùn và chuyển đến sân phơi bùn. Lượng nước thải sau khi qua bể lắng 2 được dẫn đến bể khử trùng với tác nhân là Clo, sau đó được xả ra nguồn tiếp nhận. Nước thải đầu ra đạt TCVN 5945-2005 cột B xả thải vào nguồn nước không dùng cho nước sinh hoạt.

Một phần của tài liệu UNG PHO BIEN DOI KHI HAU BANG CONG NGHE THU HOI VA SU DUNG KHI METAN TU NUOC THAI (Trang 30 - 32)