Cân bằng lợi ích giữa các tác nhân chủ thể trong liên kết chuỗi sản phẩm hữu cơ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam (Trang 28 - 29)

phẩm hữu cơ

- Tăng cường năng lực của các mắt xích trong chuỗi liên kết các sản phẩm hữu cơ thông qua các chính sách khuyến khích hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách tài chính, có giải pháp liên hoàn trong quản lý và kiểm soát chặt chẽ tất cả khâu trong chuỗi, từ nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm khắc phục các mối nguy tiềm ẩn, giảm tối đa rủi ro trong quá trình sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia chuỗi liên kết có vai trò then chốt, quyết định tới thành công của chuỗi liên kết. Đối với chủ thể là hộ sản xuất, HTX, THT cần giúp họ nâng cao năng lực về kỹ thuật chuyên môn, khoa học kỹ thuật; phương pháp hạch toán hiệu quả kinh tế, xây dựng kế hoạch sản xuất. Đối với chủ thể là doanh nghiệp và tư nhân kinh doanh cần nâng cao năng lực về thương mại theo hướng kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ cho các chủ thể này xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và thực hiện tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO,... Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức các hội thảo, hội nghị trao đổi chuyên môn về kỹ thuật mới, công nghệ mới cho các tác nhân trong từng khâu của chuỗi liên kết. Bên cạnh các khóa đào tạo cần tổ chức thăm quan thực tế các mô hình liên kết chuỗi thành công, trao đổi và học tập kinh nghiệm để nâng cao năng lực của từng tác nhân.

- Xây dựng các quy định và chế tài đủ mạnh đảm bảo hoạt động của chuỗi liên kết các sản phẩm hữu cơ. Các quy định cần tăng cường tính pháp lý cho hợp đồng tiêu thụ, mua bán giữa doanh nghiệp và hộ sản xuất. Tính gắn kết của chuỗi liên kết được thể hiện thông qua các cam kết của từng chủ thể trong các hợp đồng liên kết mà các chủ thể này tham gia. Việc đảm bảo thực hiện đúng cam kết sẽ đảm bảo được lợi ích kinh tế cho từng chủ thể. Để đảm bảo các cam kết được thực hiện, Nhà nước và chính quyền địa phương cần xây dựng các chế tài kinh tế đủ mạnh để xử lý các chủ thể có hành vi cố ý vi phạm cam kết, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của các chủ thể trong chuỗi liên kết, kịp thời xử lý các tranh chấp kinh tế giữa các chủ thể.

563

- Tăng cường vai trò của hiệp hội ngành hàng trong công tác hỗ trợ chế biến, cân đối nguồn nguyên liệu, bảo quản và điều tiết giá thị trường. Tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đồng thời cải thiện hoạt động, chất lượng nhân sự của các hiệp hội nghề để hỗ trợ cho người sản xuất trong việc tổ chức sản xuất và kết nối với các doanh nghiệp chế biến sản phẩm hữu cơ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam (Trang 28 - 29)