MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam (Trang 29 - 30)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đề xuất và xây dựng các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, lựa chọn và xác định các yếu tố hoàn thiện các mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các địa phương; chỉ định các đơn vị có năng lực nghiên cứu, chứng nhận và liên kết chuỗi giá trị tham gia triển khai các mô hình thí điểm; xây dựng kế hoạch triển khai và từng bước nhân rộng mô hình.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Cơ quan liên quan ban hành văn bản quy định, hướng dẫn cho thành lập các đơn vị chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đề nghị cho các đơn vị chứng nhận sản phẩm hữu cơ theo hướng xã hội hóa (các đơn vị độc lập, đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế). Cơ quan nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật.

Đề nghị Nhà nước hỗ trợ cho nông nghiệp hữu cơ về vốn tín dụng ưu đãi, dễ tiếp cận, tổ chức các lớp đào tạo cho nông dân về kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ, để nâng cao nhận thức của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp cả nước đến năm 2020, định hướng 2030.

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2017). Diễn đàn quốc tế Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phát triển và hội nhập.

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Báo cáo điều tra, đánh giá thực trạng liên kết chuỗi chăn nuôi lợn và gia cầm trong các loại hình trang trại/hợp tác xã/tổ hợp tác chăn nuôi.

564

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018). Báo cáo điều tra đánh giá hiệu quả của chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực ngành thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017). Báo cáo nghiên cứu xây dựng một số mô hình nuôi trồng thủy sản hữu cơ liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ tại các tỉnh Tây Bắc.

Đỗ Quốc Phấn và CS (2018). Báo cáo nghiên cứu xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội - đề tài KHCN cấp thành phố.

Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, 2017. Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và xu thế hội nhập. Báo cáo tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ”, Hà Nội, ngày 4/4/2017 Kỷ yếu Diễn đàn Quốc gia - Hiệp hội NNHC: Phát triển Nông nghiệp hữu cơ (lần

thứ nhất) với chủ đề: Giải pháp phát triển Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam”. Thành phố Hồ Chí Minh, 2017

Nguyễn Quang Dũng, Trần Thị Loan (2018). Báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Nguyễn Quốc Vọng (2016). Phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: báo cáo từ thị trường hữu cơ thế giới và Úc, Hội thảo “Nhận diện sản phẩm nông nghiệp organic Việt Nam - xu hướng phát triển và xúc tiến liên kết sản xuất tiêu thụ”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 8tr. Ngô Huy Kiên, Trần Thị Loan (2017). Báo cáo xây dựng chuỗi liên kết sản xuất

tiêu thụ thực phẩm thịt lợn sạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Nguyễn Quang Dũng (2018). Báo cáo nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm chăn nuôi gia súc tại các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng.

Nguyễn Quang Dũng (2019). Báo cáo đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030.

Ngô Huy Kiên (2015). Báo cáo nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Hà Giang. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang.

Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông sản sạch tại Việt Nam, tài liệu chương trình báo cáo phân tích xu hướng công nghệ (08/2016), Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2018). Báo cáo điều tra tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam (Trang 29 - 30)