Nghệ thuật: Nhân vật mang vẻ đẹp sử thi, lối kể khan của người Tây Nguyên, ngôn ngữ đậm chất miền núi, nhân vật được khắc họa bằng chi tiết đặc sắc (đôi bàn tay).

Một phần của tài liệu SOẠN văn lớp 12 RỪNG xà NU (Trang 41 - 43)

đậm chất miền núi, nhân vật được khắc họa bằng chi tiết đặc sắc (đôi bàn tay).

Nguyễn Trung Thành đã thể hiện đặc biệt thành công cái chân lí thời đại giản dị mà sâu sắc”chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”- sự lựa chọn con đường đi của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù dưới sự lãnh đạo của Đảng- qua đoạn văn kể về Tnú trong một trận càn của Mĩ – Ngụy, nhờ vậy mặc dù là tác phẩm có tính luận đề, nhưng “rừng xà nu” không trở nên công thức, khô cứng trừu tượng mà vẫn có sự thống nhất giữa chiều sâu tư tưởng với sức gợi cảm sôi động của hình tượng, trở thành tác phẩm có sức hấp dẫn và có giá trị lâu bền.

Rừng xà nu là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác. Điều đó gợi ta nghĩ đến câu thơ:"Nơi nào không có súng không phải là Tổ quốc./ Hai chữ Việt Nam là đồng nghĩa với diệt thù " ( Chế Lan Viên). Hay chính tác giả cũng từng phát biểu

"Nếu minh họa lịch sử Việt Nam thì không trang nào không phải vẽ thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu" (Đường Ta đi - Nguyễn Trung Thành).

Đề bài: Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng : Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến.

Hướng dẫn:

a. Đặt vấn đề :

- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là một trong những nhà văn lớn của nền văn học VN hiện đại thích săn tìm những tính cách anh hung và thể hiện nó qua những trang văn

mang vẻ đẹp sử thi lãng mạn. Ông cũng là nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Có duyên và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ là điều kiện thuận lợi, tiền đề dẫn đến những thành công trong những sáng tác về vùng đất này : Đất nước đứng lên, Rừng xà nu …

- Truyện ngắn Rừng xà nu (1965) viết về những anh hùng làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của VHVN 1945-1975. Cảm hứng của Rừng xà nu được phát khởi từ một triết lí nảy ra từ máu lửa của một thời đại đau thương mà anh dũng.

- Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Tnú. Có ý kiến cho rằng : Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh : Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Vậy đâu là giá trị thực sự của hình tượng này?

b. Giải quyết vấn đề:

Một phần của tài liệu SOẠN văn lớp 12 RỪNG xà NU (Trang 41 - 43)