Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc

Một phần của tài liệu Nhận diện hợp đồng lao động- đh bách khoa (Trang 26 - 30)

2. Nhiệm vụ của đề tài

2.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc

Bản án giữa Grab và Vinasun diễn ra vào ngày 10/3/2020 thuộc phạm vi bản án cấp xét xử phúc thẩm do Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Trước đó, tòa án đã thực hiện bản án sơ thẩm đã xử với nội dung: Có đủ căn cứ để xác định, từ ngày 14/2/2014 đến nay, Công ty TNHH Grab đã thực hiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (taxi) nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và các quy định khác của pháp luật có liên quan8.

8 Huy Chương. (2020). Vụ kiện tài xế Grab: Tòa án tiếp tục tạm ngừng yêu cầu bổ sung chứng cứ. Truy cập ngày 14/09/2021.

Các yêu cầu của nguyên đơn trong vụ việc này bao gồm:

Trong quá trình thực hiện Đề án 24 của Bộ GTVT, Vinasun cho rằng Grab đã đã lợi dụng đề án này đã thực hiện nhiều vi phạm như vi phạm quy định về khuyến mãi,vi phạm Luật thương mại… Bên cạnh đó, Grab đã thực hiện việc kinh doanh vận tải như doanh nghiệp vận tải taxi nhưng không chấp hành các quy định về điều kiện dinh doanh vận và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều này đã dẫn đến việc cơ quan thẩm quyền không thể kiểm soát, dẫn đến việc quá vỡ toàn bộ quy hoạch giao thông.

Đồng thời, Vinasun yêu cầu khởi kiện, buộc Grab phải bồi thường thiệt hại, lợi nhuận bị giảm sút từ khi Grab bắt đầu hoạt động tại Việt Nam

Trước những sự thay đổi của các dịch vụ công nghệ, việc nhận diện loại quan hệ và xác lập loại hình hợp đồng giữa công ty công nghệ với tài xế làm phát sinh nhiều quan điểm trái chiều. Về loại quan hệ, có ý kiến cho rằng đây là quan hệ dân sự, ý kiến khác lại nhận định là quan hệ hợp đồng. Hoặc về loại hợp đồng, có quan điểm cho rằng các bên xác định hợp đồng hợp tác với nhau, song cũng có quan điểm nhận định là hợp đồng lao động (HĐLĐ). Cần phải nhận diện và làm rõ những vấn đề này bởi nó sẻ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của tài xế.

Xác định quan hệ giữa công ty công nghệ và tài xế công nghệ

Grab tự nhận định Grab là một công ty công nghệ cung cấp nền tảng, phần mềm cho người dùng để sử dụng dịch vụ gọi xe được cung cấp bởi các nhà cung cấp bên thứ ba (tài xế công nghệ)9. Về bản chất, công ty Grab không cung cấp dịch vụ vận tải, và cũng không đủ điều kiện để được cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên trên thực tế, công ty Grab còn lấn sân sang cả lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách. Bởi lẽ, công ty công nghệ này đang trực tiếp thực hiện những hoạt động như: lưu trữ, quản lí thông tin hồ sơ của lái xe; tiếp nhận nhu cầu của khách, thực hiện việc cung cấp thông tin hai chiều cho lái xe và khách hàng; điều động xe, quyết định hành trình của xe; quyết định giá cước khi kết thúc hành trình; triển khai các chương trình khuyến mãi, chăm sóc và giải quyết các phản hồi từ khách hàng.

9 Grab. Điều khoản sử dụng: dành cho Vận tải, Giao nhận và Thương mại của Grab, mục 1.4. Khai thác từ

Hầu hết các tài xế đang làm việc dưới hình thức đối tác độc lập cho các công ty công công nghệ. Theo đó, nếu các tài xế công nghệ đáp ứng được các điều kiện tuyển dụng mà các công ty dịch vụ đề ra thì các bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng đối tác. Hợp đồng này thể hiện sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm (theo Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015). Cụ thể, công ty và tài xế xe công nghệ giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải. Đây là một hợp đồng dân sự song vụ. Sự bình đẳng và ngang bằng về quyền và nghĩa vụ hai bên là nguyên tắc quan trong của hơp đồng hợp tác này. Tuy nhiên, xét về thực tế, thì các hãng xe công nghệ như Grab, Be hoặc Gojek là bên đưa ra chiết khấu, kiểm soát toàn bộ mọi thứ trong giao dịch và nắm quyền thưởng, phạt còn bên tài xế chỉ có quyền “phải chấp nhận” hoặc “rời bỏ cuộc chơi.”

Căn cứ vào định nghĩa về HĐLĐ quy định tại Điều BLLĐ năm 2019, có thể hiểu khác về quan hệ giữa các công ty công nghệ kết nối dịch vụ vận tải và tài xế. Trường hợp các bên giao kết một hợp đồng hoặc một thỏa thuận không phải HĐLĐ nhưng thể hiện các nội dung: (i) công việc phải làm, (ii) tiền lương và (iii) sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên đối với bên còn lại thì vẫn được coi là HĐLĐ. Theo đó, hợp đồng hơp tác giữa các công ty dịch vụ công nghệ và tài xế đang mang những dấu hiệu của một HĐLĐ.

Xét về yếu tố công việc phải làm

Các công ty dịch vụ công nghệ hiện đều có một số quy chế hoạt động và các điều khoản sử dụng ứng dụng cung cấp dịch vụ, bắt buộc áp dụng cho tất cả các tài xế xe công nghệ. Theo đó, tài xế phải tuân theo một quy trình cụ thể như quy trình nhận cuốc xe, quy trình vận chuyển khách hàng, vận chuyển đồ ăn. Như vậy, công việc phải làm của tài xế đang được quy định theo từng dịch vụ cụ thể mà công ty xây dựng trên ứng dụng của mình.

Xét về yếu tố tiền lương

Trên thực tế, công ty không phải là bên trả lương trực tiếp cho tài xế mà khách hàng mới là chủ thể trả tiền. Tuy nhiên, trong khoản tiền khách trả, thù lao thực sự của tài xế được hưởng tính theo tỷ lệ phần trăm mà công ty quy định. Nói một cách gián tiếp, công ty quyết định số tiền mà một tài xế nhận được từ mỗi chuyến xe. Vì vậy, tồn tại mối quan hệ giữa bên trả lương và bên nhận tiền lương

Vào ngày 7/12/2020, hàng trăm tài xế chạy dịch vụ Grab đã đình công, tổ chức biểu tình về việc tăng thuế ảnh hưởng tới thu nhập. Họ phản đối việc công ty Grab tăng mức khấu trừ với tài xế. Trước đó, để đảm bảo thu nhập cho tài xế khi thuế VAT tăng theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Grab vừa tăng giá 5-6% dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ. Điều này đã cho thấy chính sách của công ty đã ảnh hưởng đến quyền lợi của tài xế Grab.

Xét về yếu tố quản lý, điều hành, giám sát của một bên đối với bên còn lại

Hiện nay các công ty công nghệ chưa khẳng định yếu tố quản lý, điều hành đối với các tài xế và cho rằng mình chỉ là đơn vị cung cấp nền tẳng, hệ thống và phần mềm kết nối giữa khách hàng và tài xế. Tuy nhiên, nếu cho rằng Grab không quản lý, điều hành đối với các tài xế là không chính xác. Trên thực tế, các tài xế không thể chủ động nhận quốc, đơn hàng mà phải thông qua hệ thống quét các tài xế ở gần. Ngoài ra, các tài xế cũng không được quyền tư do thương lượng giá cả mà tính đúng theo hệ thống đã định sẵn.

Các công ty công nghệ đang thực hiện giám sát điều hành trên phần mềm kết nối mà họ xây dựng nhằm tránh các hành vi gian lận của tài xế như: hủy chuyến không lý do, có hành vi thiếu tôn trọng khách hàng, …Điều này được thể hiện trong tình huống nếu tài xế được ghi nhận tỷ lệ hủy chuyến vượt mốc 25% thì Grab sẽ ngưng hoạt động vĩnh viễn tài khoản. Có thể thấy rằng đây có bản chất của một HĐLĐ.

Một điểm nổi bật của BLLĐ năm 2019 so với BLLĐ 2012 là các bên giao kết hợp đồng với tên gọi khác nhưng nội dung vẫn thể hiện bản chất của HĐLĐ thì vẫn được xem là HĐLĐ và chịu sự điều chỉnh của BLLĐ năm 2019. Nói cách khác, BLLĐ chỉ xem xét đến bản chất của quan hệ lao động, không còn xét đến tên của loại hợp đồng. Do đó, quan hệ giữa Grab và tài xế được xem là quan hệ lao động theo quy định tại Điều 13 của BLLĐ 2019.

Trên thực tế, các nước trên thế giới đã dần công nhận quan hệ giữa Uber và tài xế là quan hệ lao động.

Tại Pháp, sau hơn một năm xét xử, tòa án tối cao của Pháp đã ban hành một phán quyết vào ngày 4-3-2020 để công nhận một tranh chấp điển hình giữa các tài xế và Uber tại Pháp là tranh chấp phát sinh trên quan hệ lao động10.

Tương tự tại Mỹ, ở một số bang như California, New York đã có những phán quyết công nhận quan hệ giữa tài xế và các hãng xe công nghệ như Uber, Dynamex, Lyft… là quan hệ lao động11.

Ngoài ra, tại Thụy Sỹ và Anh đều có những phán quyết ghi nhận các tài xế không phải là các nhà thầu độc lập của các hãng xe công nghệ mà là người lao động của các hãng xe công nghệ, mà có thể kể đến như vụ việc UberPop tại thành phố Lausanne, Thụy Sỹ hay Uber tại Anh12.

Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 sẽ được bổ sung và chỉnh sửa để phù hợp điều kiện bối cảnh. Trong khi đó, theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1-4-2020 và được hướng dẫn bởi Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải có hiệu lực từ ngày 15-7-2020, các tổ chức kinh doanh vận tải bằng ô tô, kể cả kinh doanh phần mềm công nghệ như Grab, Uber… phải ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có các tài xế.

Một phần của tài liệu Nhận diện hợp đồng lao động- đh bách khoa (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w