Cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2021 PHẦN: TIẾN HOÁ (Trang 27 - 32)

Câu 30. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(2) Cách li địa lý là nguyên nhân gây ra sự biến đổi ở quần thể bị cách li từ đó dẫn đến hình thành loài

mới một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.

(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

(5). Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

Câu 31. Bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

1. ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.

2. Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

3. Tất cả các cơ thể sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.

4. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.

A. (1), (3) và (4). B. (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (2) và (4).

Câu 32: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về nguồn nguyên liệu cho tiến hóa có bao nhiêu nhận định sau đúng?

(1) Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

(2) Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.

(3) Suy cho cùng mọi biến dị trong quần thể đều phát sinh do đột biến sau đó các alen được tổ hợp qua quá trình giao phối tạo nên các biến dị tổ hợp.

(4) Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu sơ cấp, đột biến là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 33. Cho các nhân tố tiến hoá sau: Nhân tố có thể làm thay đổi tần số tương đối alen của quần thể rất chậm chạp và không có hướng xác định là

(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối không ngẫu nhiên.

(3) Các yếu tố ngẫu nhiên. (4) Đột biến. (5) Di – nhập gen.

A. (4). B. (5). C. (2) và (3). D. (3), (2) và (4).

Câu 34. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự phát sinh của sự sống trên trái đất?

1. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên những tế bào sơ khai dưới tác động của các nhân tố

tiến hóa.

2. Vật chất di truyền đầu tiên là ARN chứ không phải ADN vì ARN có khả năng tự nhân đôi không cần đến

enzym.

3. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hoá hóa học chứ không tác động ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học. sinh học.

4. Trong khí quyển nguyên thủy không những có các khí CH4, NH3, H2 và hơi nước mà rất giàu O2 và N2.

A. 1 B. 4 C.3 D. 2

Câu 35. Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa sau vừa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:

(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Đột biến. (3) Di – nhập gen.

(4) Giao phối ngẫu nhiên. (5) Phiêu bạt di truyền. (6) Giao phối không ngẫu nhiên.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 36. Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Quần thể sẽ không tiến hóa nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể duy trì không đổi từ thế

hệ này sang thế hệ khác.

2. Các loài sinh sản vô tính tạo ra số lượng cá thể con cháu rất nhiều và nhanh nên khi môi trường có biến động mạnh sẽ không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hàng loạt. động mạnh sẽ không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hàng loạt.

3. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài nhanh nhất.

4. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình có sẵn và gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành

phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố tiến hóa duy nhất tạo nên tiến hóa thích nghi.

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 37. Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Cơ quan thoái hóa phản ánh sự tiến hóa đồng qui (tiến hóa hội tụ).

2. Cấu tạo giống nhau về xương chi trước của mèo, cá voi, dơi và xương tay của người phản ánh sự tiến hóa đồng qui. hóa đồng qui.

3. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan tương tự. tương tự.

4. Hóa thạch cung cấp các bằng chứng tiến hóa trực tiếp. Dựa vào hóa thạch người ta xác định được loài

nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau và mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

Câu 38. Khi nói về vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lý như sông, núi, biển,… ngăn các cá thể trong cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

(4) Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của quần thể giao phối với nhau.

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 39. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá sau, có bao nhiêu thông tin nói về vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên?

(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá.

(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.

(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (5) Có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, dẫn đến giảm sự đa dạng di truyền.

(6). Luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 40. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình hình thành loài?

(1). Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

(2). Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển. (3). Hình thành loài loài mới bằng lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra đối với các loài động vật.

(4). Hình thành loài mới thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.

(5). Hình thành các quần thể với các đặc điểm thích nghi luôn dẫn đến quá trình hình thành loài mới.

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 41: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có bao nhiêu nhận định sau không đúng?

1. Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều

được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng.

2.Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài.

3. Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy. 4. Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau 4. Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau

cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng.

5. Cơ quan tương tự phán ánh tiến hóa đồng quy.

6. Gai hoa hồng và gai xương rồng là cơ quan tương đồng.

A. 2. B. 3. C. 6. D. 4.

Câu 42: Khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Nhân tố tiến hóa là các nhân tố làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể. 2. Không phải nhân tố tiến hóa nào cũng làm biến đổi tần số alen của quần thể.

3. Chọn lọc tự nhiên tác động làm biến đổi tần số các alen, kết quả làm biến đổi thành phần kiểu gen của QT.

4. Yếu tố ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.

5. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa và đb gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 45. Những so sánh nào là sai giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn? 1. Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn.

2. Tiến hóa lớn là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ thì không. 3. Tiến hóa lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa nhỏ.

4. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.

5. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau. 6. Tiến hóa lớn hoàn toàn tách biệt với tiến hóa nhỏ.

Câu 43. Cho các nhận xét sau:

1. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các đại phân tử axit nucleic và protein, đây là bằng chứng sinh học phân tử.

2. Cơ quan tương tự phản ứng hướng tiến hóa phân li. 3. Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa đồng quy. 4. Lớp lông mao bao bọc cơ thể người là cơ quan thoái hóa. 5. Đảo đại dương có nhiều loài đặc hữu nhiều hơn đảo lục địa.

6. Đảo lục địa có thành phần loài tương tự như ở phần lục địa gần đó.

7. Bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót của cá thể trong quần thể.

8. Đối với Đacquyn, chọn lọc tự nhiên tác động lên toàn bộ quần thể chứ không tác động lên các cá thể riêng lẻ.

Các nhận xét đúng:

A. (1), (3), (5), (7). B. (1), (4), (5), (6).

C. (1), (4), (5), (7). D. (1), (3), (5), (6).

Câu 44. Có bao nhiêu nhận xét sai trong các nhận xét sau?

1. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương tự.

2. Những bằng chứng tiến hóa đóng vai trò chứng minh nguồn gốc của sinh giới.

3. Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới.

4. Có 2 quá trình chọn lọc: Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

5. Động lực của cả 2 quá trình chọn lọc là như nhau.

6. Cả 2 quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo đều diễn ra theo con đường phân ly tính trạng.

7. Học thuyết Đacuyn đề cao đấu tranh sinh tồn, theo ông những biến dị đồng loạt (biến dị xác định) ít có ý nghĩa trong tiến hóa.

8. Biến dị không xác định theo quan niệm của Đacquyn tương tự như đột biến trong quan niệm của

thuyết tiến hóa hiện đại.

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

Câu 46. Đu đủ là cây đơn tính. Tuy nhiên người ta quan sát được trên hoa đu đủ đực vẫn còn di tích nhụy. Có bao nhiêu kết luận trong số các kết luận sau là đúng về hiện tượng này?

(1) Đây là cơ quan thể hiện tiến hóa phân ly.

(2) Chứng tỏ thực vật này vốn có nguồn gốc đơn tính, về sau mới phân hóa thành lưỡng tính.

(3) Do thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ gen quy định tính trạng nhụy.

(4) Cơ quan nhụy không còn giữ chức năng thụ phấn nhưng vẫn còn di tích là do chọn lọc tự nhiên giữ lại.

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 47. Trình tự các nuclêôtit trong đoạn mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và vượn người như sau:

Loài sinh vật Trình tự các nucleotit

Người XAG-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG

Gôrila XTG-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT

Đười ươi TGT-TGT-TGG-GTX-TGT-GAT

Tinh tinh XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG

Có thể rút ra kết luận gì về trình tự mức độ gần gũi trong mối quan hệ giữa người với các loài vượn người?

A. Người → tinh tinh → đười ươi → gorilla B. Người → đười ươi → tinh tinh → gôrila

Câu 48. Cho thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:

1. Có thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi. 2. Làm thay đổi tần số alen theo những hướng không xác định.

3. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.

4. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.

5. Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần

thể.

6. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.

7. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. Các thông tin về vai trò của chọn lọc tự nhiên:

A. (1), (4), (5) B. (3), (6), (7)

C. (4), (6) D. (2), (5), (7)

Câu 49. Nhận xét nào không đúng với quá trình giao phối ngẫu nhiên:

1. Giao phối ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. 2. Giao phối ngẫu nhiên duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.

3. Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.

4. Vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là phát tán và trung hòa đột biến. 5. Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

A. (1), (3) B. (2), (4) C. (1), (5) D. (2), (3)

Câu 50. Cho các thông tin sau:

1. Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit. 2. Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.

3. Ở vùng nhân của vi khuẩn có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến

đều biểu hiện thành kiểu hình.

4. Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.

Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số alen trong các sinh vật nhân thực:

A. (2) và (4) B. (3) và (4) C. (2) và (3) D. (1) và (4)

Câu 51. Cho các nhận xét sau:

1. Đột biến là nhân tố duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. 2. Di – nhập gen làm đa dạng vốn gen quần thể.

3. Thuyết tiến hóa tổng hợp gồm 2 quá trình tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ. 4. Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.

5. Chỉ duy nhất chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng. 6. Đột biến làm nghèo vốn gen quần thể.

7. Nếu tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch thì quần thể vẫn tiến hóa. Có bao nhiêu nhận xét đúng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 52. Cho những nhận xét sau:

1. Đột biến gen và di – nhập gen đều có thể làm vốn gen quần thể phong phú.

2. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

3. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gen đều có thể làm nghèo vốn gen quần thể.

4. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. 5. Giao phối ngẫu nhiên và đột biến gen đều là nhân tố tiến hóa vô hướng.

6. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.

7. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2021 PHẦN: TIẾN HOÁ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)