Ruồi có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2021 PHẦN: TIẾN HOÁ (Trang 33 - 35)

Câu 61. Vi khuẩn gây bệnh có tốc độ kháng thuốc kháng sinh nhanh là do:

1. Hệ gen đơn bội nên các gen đột biến lặn cũng được biểu hiện và chịu sự tác động của chọn lọc. 2. Trong các quần thể vi khuẩn đã có sẵn gen kháng thuốc.

3. Vi khuẩn dễ phát sinh đột biến và có tốc độ sinh sản rất nhanh nên các alen kháng thuốc được nhân lên nhanh chóng.

4. Khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh, quần thể vi khuẩn sẽ phát sinh các alen đột biến có khả năng kháng thuốc.

5. Trong điều kiện sống kí sinh, các chủng vi khuẩn đột biến có tốc độ sinh sản nhanh hơn bình thường.

Câu 62. Cho các thông tin sau:

1. Trong một quần thể thỏ lông trắng xuất hiện một vài con có lông đen. 2. Những con thỏ ốm yếu, bệnh tật dễ bị kẻ thù tiêu diệt.

3. Một con suối nước chảy quanh năm làm cho các con thỏ ở bên này và bên kia suối không thể gặp nhau.

4. Những con có lông màu trắng thích giao phối các con có lông màu trắng hơn là giao phối với những con có lông màu đen.

5. Một đợt rét đậm có thể làm cho số cá thể của quần thể thỏ giảm đi đáng kể. Những thông tin góp phần hình thành nên loài thỏ mới:

A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 63. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

1. Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.

2. Một số loài kì giông sống trong cùng một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh và bất thụ.

3. Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.

4. Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương Đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương Tây giao phối vào cuối hè.

5. Các phân tử protein bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.

6. Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường và hữu thụ nhưng con lai hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.

A. (2), (3), (5). B. (2), (3), (6). C. (1), (3), (6). D. (2), (4), (5).

Câu 64. Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:

1.Khi tiếp xúc với hóa chất sâu tơ bị đột biến xuất hiện alen kháng thuốc.

2.Trong quần thể sâu tơ đã có sẵn các đột biến gen quy định khả năng kháng thuốc.

3.Khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.

4.Sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được. Có bao nhiêu giải thích đúng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 65. Khi nói về nhân tố tiến hóa. Xét các đặc điềm sau: (1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.

(2) Đều làm thay đổi tấn số alen không theo hướng xác định.

(3) Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thế. (4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(5) Đều có thế làm xuất hiện các alen mới trong quần thế.

Số đặc điếm mà các nhân tố di-nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:

A. 4 đặc điểm B. 2 đặc điểm

C. 5 đặc điểm D. 3 đặc điểm

Câu 66. Cho các cơ quan sau ở người:

(1) Xương cụt (2)Túi mật. (3) Ruột thừa. (4) Lớp lông mao trên cơ thể. (5) Răng nanh. (6) Tuyến nước bọt. (7) Răng khôn. (8) Mấu tai.

Có bao nhiêu cơ quan là cơ quan thoái hóa?

Câu 67. Cho các thông tin trong bảng sau

1. Cách li địa lí a. là quá trình hình thành loài mới diễn ra

nhanh chóng.

2. Lai xa và đa bội hóa b. là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền

của quần thể.

3. Tiến hóa nhỏ c. là quá trình hình thành loài thường xảy ra

một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

4. Tiến hóa lớn d. đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá

thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra kiểu gen thích nghi.

5. Chọn lọc tự nhiên e. là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải

qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.

6. Các đặc điểm thích nghi f. chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường

này nó có thể thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi. Đáp án nối nào sau đây là chính xác?

A. 1-a; 2-c; 3-b; 4-e; 5-d; 6-f B. 1-c; 2-a; 3-b; 4-e; 5-d; 6-f

C. 1-c; 2-b; 3-a; 4-e; 5-d; 6-f D. 1-e; 2-b; 3-c; 4-f; 5-a; 6-d

Câu 68. Cho các phát biểu sau:

1. Tốc độ tiến hóa hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau luôn giống nhau.

2. Trên cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên sẽ tích lũy các biến dị thích nghi theo chiều hướng khác nhau là nguyên nhân dẫn đến sự phân li tính trạng.

3. Kết quả của sự phân li tính trạng là từ một vài dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng khác nhau và khác với các dạng tổ tiên ban đầu.

4. Trong những hướng tiến hóa chung của sinh giới, thích nghi là hướng cơ bản nhất.

5. Phần lớn loài dương xỉ và thực vật ngày nay được hình thành theo con đường lai xa và đa bội hóa .

6. Sự song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.

Số các phát biểu đúng:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 69: Ở một quần thể tự phối, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,6AA : 0,4Aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 10%.

II. Qua các thế hệ, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ giảm dần và tiến tới bằng 80%.

III. Qua các thế hệ, hiệu số giữa tỉ lệ kiểu gen AA với tỉ lệ kiểu gen aa luôn = 0,6.

IV. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.

V. Nếu kiểu hình hoa trắng bị chết ở giai đoạn phôi thì ở F2, cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 3/17.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2021 PHẦN: TIẾN HOÁ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)