II – THỰC TRẠNG VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI NGHỀ
5. Biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại Công ty cổ phần May 10
phần May 10
5.1 Về điều kiện và môi trường lao động
- Cần phát huy hơn nữa những điều kiện lao động tốt đã tạo được cho công nhân may: Thường xuyên nâng cấp và sử dụng tốt hệ thống thông gió làm mát ,không khí thoáng đãng, giảm lượng bụi trong không khí, thay thế kịp thời các đèn nung sáng và huỳnh quang đảm bảo độ sáng cho người công nhân theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam (>500 Lux).
- Khi có điều kiện cần phải tiến hành cải tiến dây chuyền công nghệ,đổi mới thay thế các máy, thiết bị cũ (những thiết bị máy móc cũ, nhập của Liên xô giai đoạn trước năm 1995 gồm 2 máy quay vải, 5 máy nén khí, 7 máy sấy, 10 máy đột cúc và 20 máy là...) bằng máy móc thiết bị mới, hiện đại của Mỹ và Nhật để tăng năng suất lao động, hạn chế tai nạn và những yếu tố có hại phát sinh cho người lao động.
- Phát động phong trào “Xanh, sạch, đẹp” trong công ty và thực hiện nó hiệu quả để đem lại một môi trường lao động xanh sạch đẹp cho cán bộ công nhân viên của công ty. Cần có khoảng 2 nhân viên quét dọn vệ sinh hàng ngày và luôn tổ chức nạo vét các đương ống, rãnh thoát nước tránh ứđọng nước làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường xung quanh…
5.2 Về tổ chức sản xuất
- Thực hiện thời gian làm việc 8h/ngày và nghỉ giữa ca là 45 phút. Đảm bảo thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Trong các trường hợp cần phải tăng ca, tăng giờ làm thì cũng không được quá bốn giờ trong một ngày hay 200 giờ trong một năm. Thời gian làm việc ban đêm tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng, hoặc 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau được nghỉ giữa ca 45 phút.
- Nếu có thể công ty nên tăng thời gian nghỉ ngơi cho công nhân bằng cách cải tiến kĩ thuật, đưa ra chế độ nghỉ ngơi phù hợp như tổ chức thêm những lần nghỉ xen kẽ trong khi làm việc để tránh mệt mỏi.
- Cải tạo bàn ghế phù hợp các loại bàn may, ghế ngồi để có thể điều chỉnh theo vóc dáng phù hợp cho từng người công nhân.
5.3 Về phía công nhân và ban lãnh đạo công ty
- Tuyển chọn lao động đạt tiêu chuẩn (Nam từ 1m55 cân nặng 50 kg trở lên, nữ 1m50 cân nặng 45kg trở lên) không mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm, tim mạch…
- Khám sức khoẻ định kì hàng năm theo hai đợt, phát hiện trường hợp nào nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cần kịp thời đưa đi chữa trị. Tạo điều kiện cho người có sức khoẻ yếu, ốm đau, thai nghén, được nghỉ ngơi điều trị hoặc chuyển sang công việc nhẹ hơn.
- Cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị. Đặc biệt chú ý đến chất liệu, kiểu dáng quần áo, ấm mùa đông, mát mùa hè.
- Tổ chức các buổi hội thi nhằm cung cấp và nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh cho người lao động:
+ Thời gian ngày thứ 7 trong tuần 2 mỗi tháng
+ Nội dung: tổ chức thi giữa các đội nhằm phát hiện nhanh chóng các vấn đề về máy móc bị trục trặc khi đang làm việc và cách xử lý hiệu quả nhất, đưa ra các hình ảnh về các tai nạn lao động để công nhân đoán ra nguyên nhân và cách khắc phục. Giúp cho công nhân có thể vừa được vui chơi sau khi làm việc căng thẳng vừa học được các kiến thức về an toàn vệ sinh lao động.
- Tổ chức lớp huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động: Tại buổi huấn luyện, các học viên được trang bị các kiến thức cơ bản như:
+ Tổng quan về hệ thống quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động.
+ Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
+ Nội quy an toàn vệ sinh lao động biển báo, biển chỉ dẫn an toàn vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân.
+ Các công nhân được trao đổi, thảo luận và có các giải pháp cụ thể từ các tình huống thực tế của giảng viên đưa ra.
+ Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động hàng quý, hàng năm với các nội dung: Phân tích các kết quả, các thiếu sót, tồn tại và các bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển và hiện đại như hiện nay, việc hội nhập kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Từ đó, dẫn đến việc số lượng công nhân ngày càng nhiều và thời gian làm việc của người lao động cũng gia tăng theo. Vấn đề tai nạn lao động lại một lần nữa trở thành tiêu điểm của xã hội và mối lo của rất nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về ý nghĩa an toàn lao động và các biện pháp bảo hộ trong công ty, xưởng sản xuất là rất đáng quan tâm. An toàn lao động đóng một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng không những đối với người lao động, doanh nghiệp nói riêng mà còn ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế và xã hội.
Nói tóm lại, chúng ta cần tăng cường tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động để triển khai tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, thực hiện và đảm bảo tốt công tác an toàn vệ sinh lao động để có một môi trường làm việc, điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động an tâm khi làm việc, góp phần nâng cao nâng suất, hiệu quả trong lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Những tài liệu thống kê và phân tích được trình bày trong bài nghiên cứu trên đã cho ta thấy rõ những ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp từ đó có những bài học đưa ra những biện pháp khắc phục và cải thiện một cách rõ ràng và cụ thể. Với kiến thức còn hạn hẹp, bài nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót, nhóm chúng em mong nhận những sự góp ý, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!