Giới thiệu chung về Công ty cổ phần May 10

Một phần của tài liệu thực trạng vệ sinh lao động và tác hại của ngành may mặc (Trang 26 - 30)

II – THỰC TRẠNG VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI NGHỀ

1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần May 10

1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần May 10.

1.1.1. Tên công ty- địa chỉ

- Tên công ty: Công ty cổ phần May 10

- Tên giao dịch quốc tế là: Garment 10 Joint Stock Company - Tên viết tắt là: Garco 10 JSC

- Trụ sở chính: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội

- Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thành lập cho đến nay đã tròn 62 năm.

1.1.2. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty

- Trong thời gian qua, công ty cổ phần May 10 đã đối mới phương thức hoạt động, nắm bắt những vận hội mà đất nước đem lại. Tiêu biểu là ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự kiện

trọng đại này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành dệt may Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp May 10.

- Công ty cổ phần May 10 có các đơn vị sản xuất chính bao gồm 11 xí nghiệp thành viên trong đó có 6 xí nghiệp tại May 10 và 6 xí nghiên tại các địa phương và 2 công ty liên doanh, cùng 3 phân xưởng phụ trợ.

- Công ty cổ phần May 10 hoạt động trong những lĩnh vực sau:

+ Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may mặc.

+ Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác.

+ Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân. + Đào tạo nghề.

+ Xuất nhập khẩu trực tiếp. Trong đó, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh hàng dệt may.

1.2. Điều kiện lao động và tổ chức bộ máy an toàn vệ sinhlao động của công ty co phần May 10. lao động của công ty co phần May 10.

1.2.1. Điều kiện lao động của công ty.

• Về thiết bị :

+ Công ty hiện có 13 xí nghiệp thành viên với hơn 3000 máy chuyên dụng chủ yếu do các nước khối EU, Nhật, Mỹ,... sản xuất.

+ Hệ thống thiết bị chuyên nghiệp CAD/CAM của hãng SCHMIDT-Mỹ và LECTRASYSTEM-CH Pháp dùng để thiết kết thời trang, thiết kế mẫu, truy nhập mẫu và giác đồ cắt.

+ Máy kiểm tra MANSANG-Hong Kong dùng để kiểm tra lỗi vải và chiều dài cuộn vải trước khi đưa vào sản xuất.

+ Các loại máy ép mex KANNEGIENSSER–CH liên bang đức ép thủy lực theo phương thắng đứng với hệ thống làm lạnh công suất cao, đảm bảo độ kết dính tốt và không làm biến dạng sản phẩm.

+ Các loại máy thêu TAJMA-Nhật Bản cùng một lúc thêu được 20 sản phẩm với 9 loại chỉ khác nhau.

• Lao động:

+ Lao động trực tiếp chiếm hơn 90,2%; lao đông gián tiếp chỉ chiếm 9,89%; tỷ lệ lao động nữ nhiều hơn lao động nam, đặc biệt là lao động trực tiếp thể hiện tính đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Lực lượng lao động có tuổi bình quân cao từ 35-40 tuổi, điều này giúp công ty có đội ngũ lao động lâu năm, tâm huyết và giàu kinh nghiệm, tuy nhiên lại tạo ra hạn chế về trình độ, kĩ năng, sức khỏe để có thể nằm bắt và tiếp thu những công nghệ mới, sự quản lí mới.

• Về chất lượng lao động:

Công ty đã đầu tư mở rộng Trường đào tạo công nhân kĩ thuật may và thời trang, phối hợp với các trường Đại học Bách khoa hà nội, Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội đào tạo các khóa học tại chức về các chuyên ngành may, quản trị kinh doanh, thiết kế thời trang,...

• Quy trình công nghệ:

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật - Định mức thời gian chế tạo sản phẩm - Xây dựng bảng mẫu nguyên phụ liệu - Lập bảng màu

- Công tác kiểm tra, quản lý chất lượng

- Chức năng: Cán bộ an toàn vệ sinh lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn vệ sinh lao động. –

- Nhiệm vụ: Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành các công việc sau:

• Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động.

• Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

• Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn vệ sinh lao động của Nhà nước, của cơ sở lao động trong phạm vi cơ sở lao động.

• Tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.

• Kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động theo định kỳ ít nhất ltháng/llần các bộ phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiếm. Kiếm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăn công nghiệp).

• Đề xuất, tham gia kiếm tra việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động trong phạm vi cơ sở lao động

Một phần của tài liệu thực trạng vệ sinh lao động và tác hại của ngành may mặc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w