Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng độingũ cán bộquản

Một phần của tài liệu Một so giải pháp nàng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lỷ trường TỈICS huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hoá (Trang 25 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng độingũ cán bộquản

1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lýtrường THCS trường THCS

của đội ngũ cán bộ quản lý là “nhân cách - sức lao động”. Đội ngũ cán bộ quản lý trường học là một bộ phận lao động tinh hoa của Nhà trường, lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy phát triển sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.

Khi nói về tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trong bối cảnh giáo dục bước sang thế kỷ XXI, Tiến sĩ Raja Roy Singh, nhà giáo dục nối tiếng Ân Độ, chuyên gia giáo dục nhiều năm của tổ chức giáo dục UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã phát biểu: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục và đặc biệt trong việc hướng lại giáo dục: Trong quá trình dạy học giáo viên không chỉ là người truyền thụ những phần tri thức rời rạc, giáo viên cũng đồng thời là người hướng dẫn, người cố vấn, người mẫu mực của người học. Giáo viên do đó không phải là người chuyên về một ngành hẹp mà là người cán bộ tri thức, người học suốt đời. Trong công cuộc hoàn thiện quá trình dạy học, người dạy, người học là những người bạn cùng làm việc, cùng nhau tìm hiểu và khám phá.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 40, về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đú về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phâm chất đạo đức, lối sống lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong các nhiệm vụ, cần lưu ý đến việc: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đế tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao, giỏi

về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tuy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[2; tr3].

Nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của hệ trường THCS trong những năm qua được nâng lên đáng kể, góp phần to lớn vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong cả nước, thúc đẩy sự nghiệp đối mới quê hương, đất nước. Song, trong thực tiễn quản lý, đội ngũ này còn biẻu hiện những hạn chế nhất định do nhiều yếu tố tác động, vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp để tiếp tục khắc phục.

Hiện nay, đất nước đang bước sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế và phát triên nền kinh tế tri thức, đồng thời, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đòi hỏi cấp thiết đối với Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội để thực hiện mục tiêu đề ra. Vì vậy, hệ thống trường THCS cần tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ímg được những yêu cầu cấp thiết trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

1.4.2. Mục đích, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS là nhằm làm cho đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng, có phấm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách quản lý tiên tiến.

Mục tiêu trên được cụ thế hoá thành các điểm sau đây:

- Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý để có đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu loại hình, vững vàng về trình độ, có thái độ nghề nghiệp tốt, tận tụy

với nghề, đảm bảo chất lượng về mọi mặt đế đội ngũ này thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất công tác quản lý nhà trường.

- Phải làm cho đội ngũ cán bộ quản lý luôn có đủ điều kiện, có khả năng sáng tạo trong việc thực hiện tốt nhất những mục tiêu của nhà trường đồng thời tìm thấy lợi ích cá nhân trong mục tiêu phát triển của tổ chức, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phải tạo ra sự gắn bó kết họp mật thiết giữa công tác quy hoạch, kế hoạch tuyến chọn, sử dụng, đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ phát triển.

- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là bao gồm sự phát triển toàn diện của người cán bộ quản lý - với tư cách là con người, là thành viên trong cộng đồng nhà trường, là nhà chuyên môn, nhà khoa học trong hoạt động sư phạm về giáo dục.

- Xây dựng phát triển đội ngũ là phải làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng được kế hoach tiếp nhận, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ thường xuyên liên tục.

- Kết quả của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý không những chỉ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho các nhà giáo mà còn cần phải quan tâm đến những nhu cầu thăng tiến, những quyền lợi thiết thực đê thực sự làm cho người cán bộ quản lý gắn bó trung thành và tận tụy vói sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

1.4.3. Nội dung, phương pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

* Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS bao gồm các vấn đề sau đây:

-Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục chính trị trong giai đoạn hiện nay.

- Xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với cán bộ quản lý trường THCS...

* Phương pháp xây dụng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Phương pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cũng được dựa trên những phương pháp quản lý nói chung. Đó là các phương pháp quản lý được vận dụng trong một nội dung cụ thể của quản lý - quản lý nhân sự trong tổ chức.

Phương pháp quản lý nhân sự là hệ thống những cách thức, con đường mà chủ thể quản lý sử dụng đê tác động đến con người trong tổ chức, nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Các phương pháp quản lý con người trong tổ chức rất phong phú. Chúng được hình thành chủ yếu từ ba cực tương ứng với ba trạng thái của quản lý:

-Trạng thái thứ nhất, nhà quản lý sử dụng các phương pháp dựa trên sự cam kết mang tính mệnh lệnh, cưỡng bức do quyền lực của mình mang lại.

- Trạng thái thứ hai, nhà quản lý sử dụng phương pháp dựa trên sự đồng thuận, họp tác của con người trong hệ thống. Trong trường hợp này, mỗi người đêu cảm thấy cân phải găn bó với nhau đế cùng làm việc trong tố chức thì mới đem lại kết quả chung và kết quả riêng như mong đợi.

- Trạng thái thứ ba, nhà quản lý sử dụng các phương pháp dựa trên thành tựu của khoa học kỹ thuật trong quản lý.

Trong khoa học quản lý và quản lý nhân sự, các phương pháp quản lý được sử dụng đê phát triển đội ngũ bao gồm:

a) Các phương pháp giáo dục, vận động, tuyên truyền

Nhóm phương pháp này bao gồm các cách thức tác động của chủ thể quản lý vào tư tưởng, tình cảm của con người trong tổ chức, nhằm nâng cao trách nhiệm, nhiệt tình của họ trong công việc, qua đó góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ.

Trong phát triển đội ngũ, các phương pháp này còn được sử dụng để thuyết phục, động viên các cá nhân khi cần thiết phải có sự thay đối trong vị trí hoặc công việc. Trong trường hợp này, các phương pháp giáo dục đã tác động đến cơ cấu của đội ngũ.

Nhiều trường hợp, các phương pháp giáo dục còn được sử dụng để tác động đến các cá nhân hoặc nhóm thành viên trong đội ngũ để tạo ra sự hòa hợp trong các yếu tố giữa các cá nhân và của cả đội ngũ.

Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp là tính thuyết phục, tức là làm cho con người phân biệt được phải - trái, đúng - sai... từ đó nâng cao tính tự giác trong công việc và sự gắn bó trong tổ chức.

Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản lý nhân sự và phát triển đội ngũ vì đối tượng của quản lý nhân sự là con người - một thực thể năng động, là tổng hòa của nhiều mối quan hệ. Vì lẽ đó tác động vào con người không thể chỉ có các tác động hành chính, kinh tế mà trước hết phải là tác động vào tinh thần, vào tình cảm của họ.

b) Các phương pháp hành chính

Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào những mối quan hệ tổ chức, kỷ luật của tổ chức.

Mối quan hệ tố chức trong hệ thống quản lý là một đặc trưng của tất cả các hệ thống quản lý. về phương diện quản lý, quan hệ tố chức được biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng. Vì thế các phương pháp

hành chính là cách thức tác động trực tiếp của chủ thế quản lý lên tập thể những con người bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi mọi người trong hệ thống phải chấp nhận nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.

Các phương pháp hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý nhân sự, xây dựng đội ngũ của tổ chức. Phương pháp này xác lập trật tự kỷ cương làm việc và hoạt động trong tố chức, kết nối các phương pháp quản lý khác nhằm phát huy đồng bộ sức mạnh của chúng.

Các phương pháp hành chính cho hiệu lực tức thì ngay từ khi ban hành quyết định. Hơn nữa, các phương pháp hành chính buộc đối tượng bị tác động phải thực hiện một cách bắt buộc, không có sự lựa chọn. Điều này khiến cho phương pháp có ưu thế trong việc giải quyết những tình huống nảy sinh trong tổ chức một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này đòi hỏi chủ thể quản lý phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ thực hiện và loại trừ khả năng có thể giải thích khác nhau đối với cùng một nhiệm vụ.

c) Các phưong pháp kinh tế

Các phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.

Bản chất của các phương pháp này là đặt mỗi cá nhân vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của bản thân với lợi ích chung của tổ chức. Điều đó cho phép cá nhân lựa chọn con đường hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ của mình. Các phương pháp kinh tế tác động lên con người trong tố chức không phải bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là nêu mục tiêu nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế. Do đó, các phương pháp kinh tế chấp nhận có thể có những giải pháp kinh tế khác nhau cho cùng một vấn đề. Đồng thời khi sử dụng các phương pháp này, chủ thể quản lý phải biết tạo ra những tình huống,

những điều kiện đế lợi ích cá nhân và từng nhóm phù hợp với lợi ích của cả tổ chức.

Khi sử dụng phương pháp kinh tế, cần chú ý một số điểm sau đây:

- Việc áp dụng phương pháp kinh tế luôn luôn gắn với việc sử dụng các đòn bấy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tiền lương, tiền thưởng... Nhìn chung, việc sử dụng các phương pháp kinh tế có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Đé nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp kinh tế phải hoàn thiện các đòn bấy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường.

- Đe áp dụng phương pháp kinh tế, phải thực hiện sự phân cấp quản lý một cách đúng đắn giữa các cấp quản lý.

- Sử dụng các phương pháp kinh tế, đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ trình độ và năng lực về nhiều mặt. Bởi vì sử dụng các phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý phải biết và thông thạo về các vấn đề kinh tế, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức vững vàng.

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS

Bản chất của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS là vấn đề thực hiện hiệu quả công tác cán bộ đối với đội ngũ đó. Dưới đây chúng tôi đi sâu nghiên cứu công tác xây dựng quy hoạch: đào tạo, bồi dưỡng: tuyển chọn, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với CBQL trường THCS. Bởi những yếu tố này là những yếu tố quan trọng phản ánh bản chất của công tác quản lý cán bộ.

a. Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.

Công tác quy hoạch đội ngũ là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý. Nó có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên

môn, cơ cấu giới,... của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL; đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triẻn đội ngũ; nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tố chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong huyện nói chung và trong các trường THCS nói riêng. Như vậy, nói đến quản lý đội ngũ CBQL là nói đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và nói đến quy hoạch là nói đến một công việc rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Như vậy, quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý.

b. Xây dụng và thực thi kế hoạch đào tạo, bồi divỡng đội ngũ CBOL

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng

cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng CBQL và cả đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để họ có đủ các điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của họ.

Quản lý đội ngũ được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các tổ chức quản lý và của mọi CBQL đối với một tố chức. Như vậy, đê nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì không thể thiếu được hoạt động đào tạo và bồi

Một phần của tài liệu Một so giải pháp nàng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lỷ trường TỈICS huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hoá (Trang 25 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w