Với tác nhân là Aeromonashydrophila

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính kháng khuẩn của lá hẹ (allium tuberosum) trong việc phòng, trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá rô phi ( oreochromis niloticus) (Trang 32 - 39)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.2.Với tác nhân là Aeromonashydrophila

Bảng 3.6. Biểu hiện bệnh lý của cá ở thí nghiệm phòng bệnh do tác nhân Aeromonas hydrophila

Lô thí nghiệm

Thời gian sau khi tiêm

Lô TN cho cá ăn thảo dược) Tiêm Aeromonas hydrophila

Lô ĐC(không ăn t/dược) Tiêm Aeromonas

hydrophila

0 giờ Tiêm vi khuẩn Tiêm vi khuẩn

22 giờ 6 mẫu có biểu hiện đỏ quanh vết tiêm, trong đó 2 mẫu bụng hơi to

6 mẫu yếu, bụng trướng to

34 giờ

2 mẫu bụng trướng to, vết tiêm đỏ. 2 mẫu bụng hơi to, vết tiêm đỏ. 4

mẫu đỏ gần vết tiêm

3 mẫu chết. 3 mẫu bụng trướng to. 6 mẫu bụng có

biểu hiện trướng to

48 giờ

2 mẫu chết. 1 mẫu bụng trướng to. 4 mẫu bụng hơi to. 9 mẫu đỏ ở vết

tiêm.

3 mẫu chết. 3 mẫu bụng trướng to. 9 mẫu bụng hơi to,

vết tiêm đỏ.

57 giờ

1 mẫu chết. 1 mẫu bụng trướng to. 2 mẫu bụng hơi to. 14 mẫu vết

tiêm đỏ

3 mẫu chết. 9 mẫu bụng trướng to.

67 giờ

1 mẫu chết. 2 mẫu bụng trướng to. 4 mẫu bụng hơi to. 11 mẫu đỏ

quanh vết tiêm.

6 mẫu chết. 6 mẫu bụng hơi to. 9 mẫu vết tiêm sưng rộp

đỏ.

76 giờ

2 mẫu chết. 1 mẫu bụng trướng to. 2 mẫu bụng hơi to. 13 mẫu vết

tiêm đỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 mẫu bụng trướng to. 9 mẫu vết tiêm sưng rộp đỏ.

88 giờ

1 mẫu chết. 2 mẫu bụng hơi to. 9 mẫu đỏ vết tiêm.

9 mẫu chết. 6 mẫu đỏ sưng vết tiêm, bụng to. 104 giờ 1 mẫu bụng hơi to. 9 mẫu đỏ vết

tiêm.

3 mẫu chết. 3 mẫu đỏ sưng vết tiêm, bụng to.

127 giờ 9 mẫu đỏ vết tiêm. 3 mẫu chết.

Tỷ lệ số cá đã có biểu hiện bệnh lý sau 7 ngày thí nghiệm

80%(24/30mẫu) 100%(30/30mẫu)

Tỷ lệ số cá chết sau 7 ngày thí nghiệm

Kết quả từ bảng 3.6 cho thấy sau khoảng gần 22 giờ kể từ lúc tiêm, ở cả 2 lô đã xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý của cá. Trong đó, cá ở lô đối chứng có biểu hiện nặng nhất với 6 mẫu yếu, bụng trướng to. Diễn biến tiếp theo cho thấy cả 6 bể đều có thêm cá biểu hiện bệnh lý, nhưng ở lô đối chứng cá biểu hiện nặng hơn. Sau 7 ngày tiêm cảm nhiễm, lô thí nghiệm cho cá ăn thảo dược có 80% cá có biểu hiện bệnh lý, 20% cá không có biểu hiện bệnh lý quan sát được; và chỉ có 23,33% cá chết. Trong khi đó, lô đối chứng 100% cá đều có biểu hiện và chết 100%. Một số cá ở lô thí nghiệm cho ăn thảo dược có sự biểu hiện lành trở lại của các tổn thương, bụng bớt trương. Những quan sát về sau cho thấy số cá còn sống vẫn khỏe mạnh. Kết quả phân tích ANOVA, kiểm định LSD0,05 cho thấy sự sai khác về tỷ lệ chết giữa 2 nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê(P<0,05).

Thảo luận

Trong một nghiên cứu vào năm 2006, Lê Xuân Thành và CTV đã tiến hành thử nghiệm tác dụng trị bệnh của thuốc MICROCIN do Streptococcus sp. và A.hydrophila gây ra trên cá Rô phi nuôi trong bể xi măng bằng phương pháp cho cá

ăn thức ăn trộn MICROCIN (400ml/1kg thức ăn) liên tục trong 7-10 ngày cho tới khi hết bệnh. Kết quả cho thấy, đối với bệnh do tác nhân Streptococcus sp., trong khi lô đối chứng có tỷ lệ cá chết là 52% thì ở lô thí nghiệm cho cá ăn MICROCIN 100% cá sống; đối với tác nhân A.hydrophila, nếu ở lô đối chứng tỷ lệ cá chết là 48% thì ở lô thí nghiệm cho cá ăn MICROCIN, tỷ lệ đó chỉ còn 1%[45].

A B

Hình 3.9. Biểu hiện bệnh lý của cá ở thí nghiệm phòng bệnh do A. hydrophila A. Ở lô thí nghiệm cho cá ăn thảo dược B. Ở lô đối chứng

Từ các nhận xét trên, có thể cho kết luận rằng thức ăn bổ sung nước ép từ lá Hẹ có tác dụng tốt trong việc phòng bệnh do Aeromonas hydrophila gây ra trên cá

Rô phi trong quy mô phòng thí nghiệm ướt. Ngoài ra kết quả trên cũng chỉ ra rằng phương pháp phòng bệnh bằng cách cho cá ăn thức ăn trộn nước ép 2 đợt/tháng, 5 ngày/đợt như trên là phương pháp cho hiệu quả cao.

Như vậy, qua 2 thí nghiệm phòng bệnh ở trên cho thấy: ở mức độ phòng thí nghiệm nếu dùng nước ép từ lá Hẹ bổ sung vào thức ăn cho cá Rô phi ăn 2 đợt/tháng, 5 ngày/đợt thì có tác dụng tốt trong việc phòng bệnh do Streptococcus sp. hoặc Aeromonas hydrophila gây ra. Ứng dụng kết quả đó, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu tác dụng phòng bệnh của lá Hẹ ở nhiều mức độ, với nhiều tác nhân trên nhiều đối tượng khác nữa.

3.4.Kết quả thử nghiệm dùng TĂ bổ sung thảo dƣợc để trị bệnh cho cá Rô phi

Đối với thí nghiệm nghiên cứu tác dụng trị bệnh của nước ép lá Hẹ, sau khi cá được nuôi thuần, chúng tôi tiến hành kiểm tra trong gan, thận cá không phát hiện thấy vi khuẩn. Sau đó, cá được tiêm cảm nhiễm vi khuẩn và tiến hành cho cá ăn ngay sau khi tiêm. Ở lô thí nghiệm, cá được cho ăn thức ăn trộn thảo dược, lô đối chứng dùng thức ăn thường. Theo dõi tình trạng bệnh lý và thống kê tỷ lệ chết của cá cho đến khi cá số cá sống khỏi bệnh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.4.1. Với tác nhân là Streptococcus sp.

Bảng 3.7. Biểu hiện bệnh lý của cá ở thí nghiệm trị bệnh do tác nhân Streptococcus sp. Lô thí nghiệm

Thời gian sau khi tiêm

Lô TN(cho cá ăn thảo dược) Tiêm Streptococcus sp.

Lô ĐC(không ăn thảodược) Tiêm Streptococcus sp.

0 giờ Tiêm vi khuẩn Tiêm vi khuẩn

19 giờ

6 mẫu yếu, sưng đỏ quanh vết tiêm.

3 mẫu yếu, sưng huyết quanh chỗ tiêm. 3 mẫu sưng huyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quanh vết tiêm.

27 giờ 1 mẫu chết.

14 mẫu vết tiêm đỏ, sưng.

3 mẫu chết, 12 mẫu xuất huyết, sưng vết tiêm.

40 giờ 3 mẫu chết,

20 mẫu vết tiêm sưng đỏ.

6 mẫu chết, 18 mẫu vết tiêm đỏ sưng huyết.

49 giờ

5 mẫu chết, 12 mẫu sưng đỏ gần vết tiêm, 5 mẫu đỏ vết tiêm.

12 mẫu chết, 3 mẫu loét vết tiêm, 6 sưng xung huyết

xung quanh vết tiêm. 70 giờ 6 mẫu chết. 10 mẫu đỏ vết tiêm. 9 mẫu chết.

Tỷ lệ số cá đã có biểu hiện bệnh lý sau 6 ngày thí nghiệm

100%(30/30 mẫu) 100%(30/30 mẫu) Tỷ lệ số cá chết sau 6 ngày thí nghiệm (con)

50% (15/30 mẫu) 100%(30/30 mẫu) Kết quả thí nghiệm cho thấy sau khoảng 19 giờ kể từ lúc tiêm, ở lô đối chứng cũng như lô thí nghiệm đều có mẫu cá biểu hiện bệnh lý. Thời gian sau đó, ở lô đối chứng cá có biểu hiện bệnh lý nặng hơn, một số cá có các vết loét rộng hơn so với cá ở lô đối chứng. Cá ở lô đối chứng cũng chết dữ dội hơn. Sau 6 ngày thí nghiệm, tất cả số cá đều có biểu hiện bệnh lý; ở lô đối chứng cá chết 100%, lô thí nghiệm có 50% cá bị chết. Kết quả phân tích ANOVA, kiểm định LSD0,05 cho thấy sai khác về tỷ lệ chết giữa 2 lô của thí nghiệm có ý nghĩa thống kê (P<0,05).Tuy nhiên, về mặt cảm quan chúng tôi thấy số cá còn sống vận động không nhanh nhẹn như ban đầu.

So sánh với thí nghiệm phòng bệnh do tác nhân Streptococcus sp. chúng ta thấy rằng trong khi 100% số cá ở thí nghiệm trị bệnh đều mang dấu hiệu lý thì ở thí nghiệm phòng bệnh chỉ có 60% số cá từ các bể sử dụng thảo dược có biểu hiện bệnh lý.

Từ các nhận xét trên có thể thấy trong quy mô phòng thí nghiệm ướt, thức ăn trộn nước ép từ lá Hẹ có tác dụng trị bệnh do Streptococcus sp. gây ra ở cá Rô phi.

3.4.2. Với tác nhân là Aeromonas hydrophila

Bảng 3.8. Biểu hiện bệnh lý của cá ở thí nghiệm trị bệnh do tác nhân A. hydrophila Lô thí nghiệm

Thời gian sau khi tiêm

Lô TN cho cá ăn thảo dược) Tiêm Aeromonas hydrophila

Lô ĐC(không ăn t/dược) TiêmAeromonashydrophila

0 giờ Tiêm vi khuẩn Tiêm vi khuẩn

17 giờ

6 mẫu yếu, bụng hơi to, đỏ quanh vết tiêm.

9 mẫu yếu, bụng trướng to, đỏ quanh vết tiêm. 6 mẫu đỏ

quanh vết tiêm.

26 giờ

2 mẫu chết. 3 mẫu bụng trướng to,

vết tiêm đỏ. 2 mẫu bụng hơi to, vết tiêm đỏ. 4 mẫu đỏ gần vết tiêm

6 mẫu chết. 6 mẫu bụng trướng to. 6 mẫu có biểu hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bụng trướng to

36 giờ

2 mẫu chết. 2 mẫu bụng trướng to. 4 mẫu bụng hơi to. 14 mẫu đỏ ở

vết tiêm.

3 mẫu chết. 6 mẫu bụng trướng to. 9 mẫu bụng hơi to,

vết tiêm đỏ.

44 giờ

2 mẫu chết. 3 mẫu bụng trướng to. 2 mẫu bụng hơi to.

17 mẫu vết tiêm đỏ.

3 mẫu chết. 12 mẫu bụng trướng to.3 mẫu bụng hơi to,

vết tiêm đỏ.

61 giờ

1 mẫu chết. 5 mẫu bụng trướng to. 4 mẫu bụng hơi to.

10 mẫu đỏ quanh vết tiêm.

6 mẫu chết. 6 mẫu bụng hơi to. 6 mẫu vết tiêm sưng rộp đỏ.

72 giờ

2 mẫu chết. 2 mẫu bụng trướng to. 2 mẫu bụng hơi to.

10 mẫu vết tiêm đỏ.

3 mẫu chết. 6 mẫu bụng trướng to. 3 mẫu vết tiêm sưng rộp đỏ.

81 giờ

2 mẫu chết. 3 mẫu bụng hơi to. 8 mẫu đỏ vết tiêm.

3 mẫu chết. 6 mẫu đỏ sưng vết tiêm, bụng to.

96 giờ 1 mẫu chết. 3 mẫu bụng trướng to. 6 mẫu đỏ vết tiêm.

3 mẫu chết. 3 mẫu đỏ sưng vết tiêm, bụng to.

110 giờ 2 mẫu chết. 6 mẫu đỏ vết tiêm.

3 mẫu chết. Tỷ lệ số cá đã có biểu hiện bệnh lý sau 7 ngày thí nghiệm

100%(30/30 mẫu) 100%(30/30 mẫu) Tỷ lệ số cá chết sau 7 ngày thí nghiệm

Theo dõi diễn biến sức khỏe của cá trong quá trình thí nghiệm chúng tôi thấy sự biểu hiện bệnh lý ở các bể thí nghiệm cho ăn thảo dược nhẹ hơn so với ở các bể đối chứng. Sau 17 giờ kể từ lúc tiêm vi khuẩn, ở lô đối chứng cũng như lô thí nghiệm đều có cá biểu hiện bệnh lý, sau 24 giờ ở mỗi lô đều có mẫu cá chết. Thời gian về sau, ở lô thí nghiệm cho cá ăn thức ăn trộn thảo dược, số cá có bụng trương to ít hơn, tỷ lệ cá chết giảm nhiều hơn ở lô đối chứng. Sau 7 ngày thí nghiệm, tất cả mẫu cá đều có biểu hiện bệnh lý; trong đó ở lô đối chứng 100% cá chết, ở lô thí nghiệm dùng thức ăn trộn thảo dược tỷ lệ chết là 46,67%. Kết quả phân tích ANOVA, kiểm định LSD0,05 cho thấy sai khác về tỷ lệ chết giữa 2 lô của thí nghiệm có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy vậy, về mặt cảm quan những cá thể còn sống cũng có những biểu hiện không tích cực như vận động chậm hơn, sử dụng thức ăn kém hơn ban đầu.

So sánh với thí nghiệm phòng bệnh do tác nhân Aeromonas hydrophila ta

thấy rằng nếu ở thí nghiệm phòng bệnh có 20% số cá sử dụng thảo dược không có biểu hiện bệnh lý quan sát được thì ở thí nghiệm trị bệnh 100% số cá đều có biểu hiện bệnh lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, có thể nói trong quy mô phòng thí nghiệm ướt, thức ăn trộn nước ép từ lá Hẹ có tác dụng trị bệnh do Aeromonas hydrophila gây ra ở cá Rô phi.

Qua 2 thí nghiệm dùng thảo dược trị bệnh cho thấy: trong quy mô phòng thí nghiệm ướt có thể dùng thức ăn bổ sung nước ép từ lá Hẹ cho cá Rô phi ăn để trị bệnh do Aeromonas hydrophila hoặc Streptococcus sp. gây ra. Tuy nhiên, hiệu quả trị bệnh không bằng hiệu quả phòng bệnh và số cá được chữa khỏi bệnh cũng có những biểu hiện yếu hơn lúc chưa bị nhiễm bệnh. Kết quả này cũng cho ta cơ sở để tiến hành nghiên cứu hiệu quả trị bệnh của lá Hẹ trên đối tượng nuôi khác với những tác nhân khác và ở mức độ khác với hy vọng hiệu quả sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính kháng khuẩn của lá hẹ (allium tuberosum) trong việc phòng, trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá rô phi ( oreochromis niloticus) (Trang 32 - 39)