Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3.1. Với tác nhân là Streptococcus sp.
Bảng 3.5. Biểu hiện bệnh lý của cá ở thí nghiệm phòng bệnh do tác nhân Streptococcus sp.
Lô thí nghiệm Thời gian
sau khi tiêm
Lô TN(cho cá ăn thảo dược) Tiêm Streptococcus sp.
Lô ĐC(không ăn t/dược) Tiêm Streptococcus sp.
0 giờ Tiêm vi khuẩn Tiêm vi khuẩn
24 giờ 6 mẫu có biểu hiện đỏ quanh vết tiêm.
6 mẫu yếu, sưng huyết quanh chỗ tiêm. 32 giờ 1 mẫu chết, 12 mẫu vết tiêm đỏ. 3 mẫu chết, 12 mẫu xuất
huyết, sưng vết tiêm. 43 giờ 4 mẫu chết, 13 mẫu vết tiêm
sưng đỏ.
6 mẫu chết, 18 vết tiêm đỏ sưng huyết.
77 giờ
2 mẫu chết, 10 mẫu sưng đỏ gần vết tiêm, 5 mẫu đỏ vết tiêm.
12 mẫu chết, 3 mẫu loét vết tiêm, 6 mẫu sưng xung huyết xung quanh vết tiêm. 97 giờ 7 mẫu sưng quanh vết tiêm, 6
mẫu đỏ quanh vết tiêm.
9 mẫu chết.
Tỷ lệ số cá đã có biểu hiện bệnh lý sau 6 ngày thí nghiệm
60%(18/30 mẫu) 100%(30/30 mẫu) Tỷ lệ số cá chết sau 6 ngày thí nghiệm
23,33%(7/30 mẫu) 100%(30/30 mẫu)
Kết quả thí nghiệm cho thấy ở lô đối chứng cá bị yếu nhanh hơn, biểu hiện bệnh lý nặng hơn, tỷ lệ cá mắc bệnh và chết cũng cao hơn so với lô thí nghiệm cho ăn thảo dược. Sau 24 giờ kể từ lúc tiêm, ở 2 lô đều quan sát được có cá biểu hiện bệnh lý nhưng cá ở lô đối chứng có biểu hiện nặng hơn (6 mẫu yếu, sưng huyết quanh chỗ tiêm). Sau đó, cá ở lô đối chứng liên tục biểu hiện bệnh nặng, số cá có
biểu hiện bệnh lý nhiều hơn, các vết loét của cá sâu hơn so với cá ở lô thí nghiệm cho ăn thảo dược và kết quả sau 7 ngày, 100%cá đều mắc bệnh và chết. Các bể ở lô thí nghiệm cho cá ăn thảo dược chỉ có 60%cá có biểu hiện bệnh lý quan sát được, tỷ lệ chết 23,33%cá. Một số cá ở lô thí nghiệm cho ăn thảo dược quan sát thấy được các vết loét dần liền lại. Thời gian sau đó, tình trạng sức khỏe của số cá còn sống ở lô thí nghiệm cho ăn thảo dược vẫn tốt. Kết quả phân tích ANOVA, kiểm định LSD0,05 cho thấy sự sai khác về tỷ lệ chết giữa 2 nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
A B
Hình 3.8. Vết loét của cá ở thí nghiệm phòng bệnh do Streptococcus sp. A. Ở lô đối chứng, B.Ở lô thí nghiệm cho cá ăn thảo dược B.
Từ kết quả trên có thể kết luận rằng thức ăn được bổ sung nước ép từ lá Hẹ có tác dụng tốt trong việc phòng bệnh do Streptoccocus sp gây ra trên cá Rô phi
trong quy mô phòng thí nghiệm ướt. Mặt khác, kết quả này cũng cho thấy phương pháp cho cá ăn thức ăn bổ sung thảo dược 2 đợt/ tháng (5 ngày/ đợt) là phương pháp cho hiệu quả cao.