THÔNG BÁO TỔN THẤT VÀ KHIẾU NẠI VỚI NGƯỜI CHUYÊN CHỞ

Một phần của tài liệu Cơ sở vật chất và kỹ thuật của vận tải đường biển (Trang 42 - 45)

CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN

1. Thông báo tổn thất (Notice of Loss or Damage)

1.1. Định nghĩa: Thông báo tổn thất là thông báo bằng văn bản của người nhận hàng, nói rõ tình trạng tổn thất của hàng hoá, gửi cho người chuyên chở trong một thời gian quy định để bảo lưu quyền khiếu nại với người chuyên chở.

Khi nhận hàng từ người chuyên chở, nếu thấy hàng hoá bị hư hỏng, rách, vỡ. .. hoặc nghi ngờ có tổn thất, người nhận hàng phải thông báo cho người chuyên chở biết. Nếu không có thông báo bằng văn bản gửi cho người chuyên chở trong thời gian quy định, thì suy đoán rằng người chuyên chở đã giao hàng đúng như mô tả của vận đơn hoặc đã giao hàng tốt và như vậy chủ hàng sẽ mất quyền khiếu nại với người chuyên chở. Nếu tình trạng hàng hoá trước lúc giao đã được các bên kiểm tra, xác định một cách đối tịch và cùng nhau ký vào biên bản thì không cần gửi thông báo bằng văn bản nữa.

43

1.2.1. Nếu tổn thất là rõ rệt

Tổn thất rõ rệt là tổn thất có thể nhìn thấy được mắt thường, ví dụ: hàng hoá ở trên tàu bị hư hỏng, đổ vỡ, rách bao bì, ướt. Trong trường hợp này, việc thông báo tổn thất thể hiện bằng Biên bản dỡ hàng (Cargo Outum Report - COR) do cảng, người nhận hàng lập.

Biên bản này phải nói rõ tên hàng, số vận đơn, tình trạng tổn thất của hàng hoá...và phải có chữ ký của Thuyền trưởng. Biên bản này phải lập trong thời hạn sau đây:

- Trước hoặc vào lúc giao hàng, theo Quy tắc Hague và Quy tắc Hague-Visby

- Không muộn hơn ngày làm việc sau ngày giao hàng cho người nhận hàng theo Quy tắc Hamburg.

- Theo Bộ Luật Hàng Hải VN 2015: phải thông báo ngay trước hoặc trong khi giao hàng

1.2.2. Nếu tổn thất là không rõ rệt

Tổn thất không rõ rệt là tổn thất khó phát hiện được bằng mắt thường hay những nghi ngờ có tổn thất. Trong trường hợp này phải thông báo tổn thất bằng cách gửi một Thư dự kháng (Letter of Reservation) cho người chuyên chở hoặc đại lý của họ trong thời hạn:

- 3 ngày kể từ ngày giao hàng theo Quy tắc Hague và Hague Visby, - 15 ngày liên tục kể từ ngày giao hàng cho người nhận theo Quy tắc Hamburg.

- Theo Bộ Luật Hàng hải VN 2015: Phải thông báo trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng

1.2.3.Trường hợp chậm giao hàng

- Chỉ theo Quy tắc Hamburg, người chuyên chở mới chịu trách nhiệm về chậm giao hàng (Delay in Delivery). Người chuyên chở sẽ bồi thường thiệt hại do chậm giao hàng với 2,5 lần tiền cước của số hàng bị giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước của hợp đồng nếu có thông báo bằng văn bản gửi cho người chuyên chở trong vòng 60 ngày liên tục sau ngày hàng đã giao cho người nhận hàng

- Bộ Luật Hàng hải VN 2015: Người vận chuyển không phải bồi thường đối với tổn thất phát sinh do việc chậm trả hàng, trừ trường hợp thông báo về việc chậm trả hàng bằng văn bản được gửi tới người vận chuyển trong vòng 60 ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Khiếu nại với người chuyên chở đường biển

2.1. Những người có quyền khiếu nại với người chuyên chở đường biển

Những người sau đây có quyền khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất của hàng hoá:

- Người gửi hàng (Shipper), nếu vận đơn chưa ký hậu để chuyển nhượng.

44

- Người cầm vận đơn (Holder of B/L).

- Người bảo hiểm (Insurer): theo nguyên tắc thế quyền (Subrogation), người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba bồi thường cho mình những tổn thất mà họ gây ra. Như vậy, người bảo hiểm có quyền khiếu nại với người chuyên chở để đòi bồi thường những tổn thất thuộc trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, để thực hiện được nguyên tắc thế quyền này, chủ hàng phải cung cấp đầy đủ những giấy tờ, chứng từ, biên bản, thư từ trao đổi có liên quan đến tổn thất của hàng hoá.

2.2. Hồ sơ khiếu nại

Hồ sơ khiếu nại với người chuyên chở phải gồm các giấy tờ, chứng từ chứng minh cho lợi ích của người khiếu nại đối với hàng hoá, chứng minh cho thiệt hại xảy ra và mức độ của thiệt hại, chứng minh do lỗi của người chuyên chở... và thường gồm các giấy tờ, chứng từ sau đây:

- Vận đơn đường biển (B/L),

- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice). - Phiếu đóng gói (Packing List).

- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC), - Bản kết toán lần thứ 2 (Cerrection Sheet).

- Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of Shortlanded Cargo), - Biên bản dỡ hàng (COR).

- Thư dự kháng (Letter of Rerservation). - Biên bản giám định (Survey Report),

- Biên bản, giấy tờ... chứng minh lỗi của người chuyên chở.

2.3 Thời hạn khiếu nại

Các Quy tắc khác nhau quy định thời hạn khiếu nại, kiện tụng với người chuyên chở cũng khác nhau:

- Theo Quy tắc Hague: thời hạn đi kiện người chuyên chở một năm, kể từ ngày giao hàng hoặc kể từ ngày hàng hoá đáng lẽ phải giao.

- Theo Quy tắc Hague-Visby: thời hạn khiếu nại chuyên chở cũng là một năm, nhưng các bên có thể thỏa thuận kéo dài thêm.

- Theo Quy tắc Hamburg: thời hạn khiếu nại người chuyên chở là hai năm, kể từ ngày giao hàng hoặc kể từ ngày hàng hoá đáng lẽ phải giao. Bên kiện cũng có thể đề nghị kéo dài thời hạn khiếu nại.

- Bộ Luật Hàng hải VN 2015:

+ Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa là 01 năm kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng.

+ Thời hiệu khởi kiện về tổn thất chung là 02 năm kể từ ngày xảy ra tổn thất chung. Thời gian tiến hành phân bổ tổn thất chung không tính vào thời hiệu khởi kiện về tổn thất chung.

2.4. Địa điểm khiếu nại

- Theo Quy tắc Hague và Hague - Visby: Việc xét xử tranh chấp được tiến hành ở tòa án hoặc trọng tài nơi người vận hành có trụ sở chính. - Theo Quy tắc Hamburg: Việc xét xử tranh chấp được tiến hành ở tòa

45

Một phần của tài liệu Cơ sở vật chất và kỹ thuật của vận tải đường biển (Trang 42 - 45)