phục vụ của chính bệnh viện, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của năm sau.
3.4.1.4. Thanh tra, kiếm tra, đánh giá
Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, công tác đánh giá rất được coi trọng trong quá trình quản lý tài chính. Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, những việc gì không đạt gây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rút kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá hiện nay chưa thống nhất và còn nhiều tranh luận và càng khó khăn do tính đặc thù của mình, hoạt
động kinh tế của bệnh viện gắn bó hữu cơ với mục tiêu “ công bằng trong
cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân”.
3.4.2. Kết quả đạt được
Từ năm 2000 đến nay, các bệnh viện công lập đang có sự chuyền đổi mạnh mẽ về cơ chế tài chính qua việc triển khai thực hiện các chủ trương “xã hội hóa” và giao quyền tự chủ tài chính. Quá trình chuyên đôi này vẫn chưa chấm dứt và đang đặt ra nhiều vấn đề được các nhà hoạch định chính sách Vy tế và dư luận xã hội quan tâm.
Đến nay, gần 100% bệnh viện trung ương và khoảng 70% bệnh viện
tỉnh, huyện thực hiện tự chủ, trong đó có 4 đơn vị trung ương thực hiện tự chủ toàn bộ chi phí thường xuyên, số còn lại tự chủ một phần. Trong quá trình thực hiện tự chủ, các đơn vị đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế các chỉ phí không cần thiết và tăng các dịch vụ có thu lợi cao từ người bệnh, khoán mức thu chỉ cho từng khoa phòng. Khoản thu một phần viện phí được để lại cho cơ sở KCB sử đụng theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Từ năm 2006 cơ chế “khoán ngân sách 3 năm” mang yếu tô khuyến khích hiệu quả đã dần dần được áp dụng ở các bệnh viện công. Các kêt quả cụ thể:
3.4.2.1. Chuyển đổi trong phương thức phân bỗ ngân sách