Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố sóc trăng tỉnh sóc trăng (Trang 45 - 60)

Ngân hàng được xem là một doanh nghiệp đặc biệt vì nó kinh doanh một loại hàng hóa rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Tuy không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ tài chính. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Thật vậy, vốn giữ vai trò quan trọng và mang tính chất quyết định đối với sự ổn định và hiệu quả kinh doanh. Một cơ cấu vốn họp lý, vững mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động Ngân hàng. Đó là sự tự chủ về tài chính, góp

Bảng 2: cơ CẤU NGUỒN VỐN CỦA AGRIBANK TP.SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán- Ngân quỹNHNo & PTNT TP Sóc Trăng)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Hình 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu và tỷ trọng từng loại trong nguồn vốn của Agribank TP. Sóc Trăng giai đoạn 2009 - 2011

Từ bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy được một tín hiệu rất khả quan. Sau năm 2008, một năm đầy những thách thức với khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thiên tai, dịch bệnh,...thì hoạt động của ngân hàng đi vào ổn định và có nhiều khởi sắc. Trước tiên là tình hình huy động vốn của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2009 -2011.

Cụ thể, năm 2009 tổng nguồn vốn là 460.371 triệu đồng. Năm 2010 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng và đạt 492.564 triệu đồng, tăng 32.193 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 6,99% so với năm 2009. Con số tăng 6,99% này nói chung là còn ở mức khiêm tốn, nó là do trong khi vốn huy động tăng lên 14,25% tương ứng với giá trị tuyệt đối là 40.575 triệu đồng thì vốn điều chuyển từ hội sở NHNo Tỉnh Sóc Trăng lại giảm đi 4,77% tương ứng với giá trị tuyệt đối là 8.382 triệu đồng, vốn huy động thì tăng, còn vốn điều chuyển thì giảm nên đã ảnh hưởng đến mức tăng chung của tổng nguồn vốn năm 2010. Trước tiên, nhờ vào thế mạnh về quy mô và sự phát triển lâu đời trên địa bàn tỉnh thì xu hướng gửi tiền sẽ tập trung cho Chi nhánh ngày càng nhiều lên là điều dễ thấy. Và điều đó đã kéo theo vốn huy động tăng lên khá cao trong năm này. Tuy nhiên, vốn điều chuyền lại giảm. Nguyên nhân của thực trạng này là

Luận văn tốt nghiệp

do đặc thù của tình Sóc Trăng là một địa bàn nghèo, thê mạnh kinh tê là nông nghiệp, thủy sản chế biến xuất khẩu, năm 2010 các thị trường xuất khẩu chủ yếu như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,... hầu như chưa phục hồi; các hoạt động nuôi, trồng của người dân vẫn chưa ổn định làm giảm đáng kể trong kim ngạch xuất nhập khẩu của lĩnh vực này, từ đó cho vay của Ngân hàng cũng giảm đi nhiều. Vì vậy lượng vốn điều chuyển của Chi nhánh để đáp ứng khi thiếu hụt đã theo đó cũng giảm đi đáng kể.

Bước sang năm 2011, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng đạt 579.798 triệu đồng, tăng 87.234 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 17,71 % so với năm 2010. Điều này là do sự tăng trưởng về quy mô cả trong vốn huy động và vốn điều chuyển của Ngân hàng, vốn huy động tăng 74.343 triệu đồng (+22,86%), vốn điều chuyển tăng 12.891 triệu đồng (+7,70%). Đây là dấu hiệu tốt vì cho thấy qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng, ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng tăng cao của khách hàng. Sở dĩ có sự tăng trưởng ổn định như vậy là do nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi rõ rệt sau hai năm xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nưóc đã khôi phục mà còn đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, dòng tiền thu vào, đi ra của các doanh nghiệp ổn định và ngày càng nhiều. Do đó, họ gửi những khoản tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng còn khuyến khích bằng vật chất, các hình thức rút thăm trúng thưởng và luôn dành cho khách hàng sụ quan tâm và chăm sóc chu đáo. Vì vậy, ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng, giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ giao dịch trên địa bàn dù đang phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại khác. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là tỷ trọng của vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn vẫn còn cao, ta có

thể thấy rõ điều này qua biểu đồ phía trên. Cụ thể là 38,17% năm 2009, 33,97% năm 2010 và 31,09% năm 2011. Tỷ họng này mặc dù có giảm qua ba năm nhưng vẫn trên mức 30% cho thấy khả năng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn. Đây là điều rất bất lợi khi mà nguồn vốn điều chuyển có chi phí cao hơn rất nhiều so với vốn huy động. Vì vậy, ngân hàng cần có nhiều biện pháp tích cực

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Luận văn tốt nghiệp

tuyên truyên quảng cáo trên báo đài, trên phương tiện truyên thông... đê cao phong cách phục vụ ân cần, chu đáo, lịch sự, chính sách lãi suất... tạo lòng tin ngày càng cao trong khách hàng giúp cho ngân hàng ngày càng phát triển và ổn định.

4.1.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn

Ngân hàng nói chung với phương châm hoạt động là đi vay để cho vay, huy động vốn để tài trợ vốn. Một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời cho các thành phần kinh tế. Do đó công tác huy động vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành ngân hàng. Thông qua công tác huy động vốn Ngân hàng vừa tạo ra nguồn vốn phục vụ cho việc mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Để có cách nhìn tổng quát hơn về hoạt động huy động vốn của NHNo & PTNT TP Sóc Trăng và cách đánh giá khách quan về hoạt động đó của Chi nhánh có thật sự đạt hiệu quả thì ta có thể tìm hiểu thông qua bảng số liệu sau:

GVHD: Phạm Xuân Minh Trang 37 SVTH: Hà Trúc Phương

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA AGRIBANK TP.SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT TP Sóc Trăng)

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu bao gồm tiền gửi từ dân cư, các tổ chức kinh tế và ngoại tệ huy động.

- Đối với tiền gửi dân cư: Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể là 91,26% năm 2009, 92,35% năm 2010 và 93,21% năm 2011, tỷ trọng này luôn trên mức 90% và ngày càng tăng qua các năm do đó nó đóng góp rất lớn vào tổng vốn huy động của Ngân hàng. Mặt khác, mặc dù luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác cùng địa bàn nhưng bộ phận vốn này luôn liên tục tăng trưởng qua các năm; cụ ứiể là năm 2010 tăng 40.566 triệu đồng (+15,62%) so với 2009, và năm 2011 cũng tăng lên 72.109 triệu đồng với tốc độ tăng nhanh hon (+24,01%).

Bộ phận vốn này bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn là do khách hàng có một khoản tiền nhàn rỗi nhưng chưa xác định

GVHD: Phạm Xuân Minh Trang 38 SVTH: Hà Trúc Phương

Luận văn tốt nghiệp

thời gian sử dụng trong tưomg lai muôn gửi vào ngân hàng đê hưởng lãi trên sô tiền đó. Nhưng khoản tiền này tại chi nhánh không nhiều vì hầu như mọi người đã chuyển sang gửi có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao hơn, mặt khác họ vẫn làm có tiền để sử dụng khi cần bằng việc gửi các kỳ hạn ngắn. Tiền gửi dân cư có kỳ hạn thực chất là tiền gửi tiết kiệm, một hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền thống của các ngân hàng. Mặc dù số tiền gửi của các cá nhân thường nhỏ nhưng do Ngân hàng huy động từ số đông cá thể và với mức lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nên tạo cho Ngân hàng nguồn vốn ổn định để cho vay. Trong năm 2010, tiền gửi dân cư có kỳ hạn là 299.202 triệu đồng, tăng 55.542 triệu đồng (+22,79%) so với năm 2009. Sang năm 2011, khoản tiền này đạt 369.902 triệu đồng, tăng 70.700 triệu đồng (+23,63%) so với năm 2010. Đây là dấu hiệu khả quan, lượng tiền gửi này đã tăng hên tục qua các năm. Đối với NHNo & PTNT TP Sóc Trăng nguồn vốn huy động này là từ dân cư trên địa bàn hoạt động và đây cũng chính là nguồn vốn huy động chủ yếu. Thật vậy, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất lớn và lên đến 92,58% trên tổng vốn huy động trong năm 2011. Đây là tín hiệu rất tốt cho Ngân hàng vì tuy chi phí có hơi cao hơn so với so với các nguồn vốn khác nhưng nó có độ ổn định cao giúp Ngân hàng có một nguồn vốn ổn định hơn để đáp ứng nhu cầu cho vay. Đây cũng là điều đáng mừng cho công tác huy động vốn nói chung và cũng cho ta thấy được điều kiện kinh tế, đời sống của người dân đã được nâng lên, tốc độ phát triển kinh tế tỉnh nhà đang trên đà tăng trưởng nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư thuận lợi hơn.

- Đối với tiền gửi các tổ chức kinh tế: Đây là loại tiền gửi mà khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức kinh tế - tín dụng. Họ gửi tiền vào đây chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hình thức gửi tiền này tạo nhiều thuận lợi, đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động hoặc giao dịch của khách hàng, đảm bảo an toàn các nguồn tiền nhàn rỗi đồng thời khách hàng cũng được nhận lãi từ tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng. Tuy nhiên đối với loại tiền gửi này khi muốn sử dụng thì Ngân hàng phải dự trữ lại với số lượng lớn để đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng bất

cứ lúc nào. Loại tiên gửi này đôi với Chi nhánh chiêm tỷ trọng không lớn trong tông nguồn vốn huy động, chỉ dao động khoảng từ 2,84%-3,86% qua ba năm qua.

Năm 2009 tiền gửi các tổ chức kinh tế là 10.993 triệu đồng. Đến năm 2010 giảm còn 8.067 triệu đồng, giảm 2.926 triệu đồng tương ứng với 26,62% so với năm trước. Sang năm 2011, khoản tiền này tăng lên đạt 11.087 triệu đồng, tức là tăng 3.020 triệu đồng tưomg ứng với 37,44% so với 2010. Khoản tiền này tăng giảm không ổn đinh. Trong thời gian này Ngân hàng đã đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong hoạt động thanh toán bằng thẻ ATM cùng với các dịch vụ có sẳn như Westem Union, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán hóa đơn... với chi phí hợp lý để khách hàng ngày càng thuận tiện hơn trong hoạt động giao dịch của mình nên các doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều hình thúc thanh toán khác nhau, họ đã tin hơn và tìm đến NHNo & PTNT TP Sóc Trăng và biểu hiện là sự tăng trưởng trở lại vào năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản tiền này vẫn không cao, do đó để tận dụng những ưu điểm của khoản tiền này trong tương lai, ngân hàng cần phải đề xuất kế hoạch để thu hút lượng tiền gửi này nhiều hơn.

- Ngoại tệ quy đổi: Đây cũng là một hình thức huy động vốn của NHNo & PTNT TP Sóc Trăng do đối tượng phục vụ của Chi nhánh cũng bao gồm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, nhu cầu về ngoại tệ để phục vụ cho đối tượng khách hàng này là rất cần thiết.

Ngoại tệ đã được quy đổi ra Việt Nam đồng như số liệu trong bảng lần lượt bằng các tỷ giá VND/USD là: 16.975 đồng năm 2009; 18.932 đồng năm 2010; 20.828 đồng năm 2011. Năm 2010 bộ phận vốn này có xu hướng tăng trưởng khá cao đạt 16.815 triệu đồng, chiếm 5,17% trên tổng vốn huy động. Đến năm 2011 thì chỉ giảm nhẹ 4,67% so với năm 2010 và còn 16.029 triệu đồng. Có được điều này là do chi

nhánh đang tăng cường dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và đội ngũ nhân viên đã hoạt động rất tích cực trong việc huy động vốn để có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.

Thòi hạn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chẽnh lệch 2010/2009 Chẽnh lệch 2011/2010

Luận văn tốt nghiệp

4.12. Tình hình hoạt động tín dụng

Thực hiện theo đúng đinh hướng phát triển của ngành, Agribank TP Sóc Trăng luôn luôn bám sát các mục tiêu kinh tế-xã hội của địa phưong để hoạt động tín dụng có hiệu quả. Trong đầu tư tín dụng, ngân hàng luôn quán triệt nguyên tắc tăng trưởng khối tín dụng phải gắng liền với nâng cao chất lượng tín dụng^iòa nhập nhanh với cơ chế thị trường, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế. Vì vậy, trong suốt thời gian qua Chi nhánh luôn chú trọng đến hoạt động túi dụng bởi lẽ đây là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập. Ta sẽ làn lượt phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu của ngân hàng theo thời hạn và theo ngành nghề kinh tế để thấy rõ hơn tình hình tín dụng của Ngân hàng giai đoạn 2009-2011.

4.1.2.1. Tình hình cho vay

Cho vay là sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, điều này không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn với cả bản thân ngân hàng. Thật vậy, hoạt động này đáp ứng nhu càu vay vốn để sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chúc kinh tế. Bên canh đó, nó tạo ra nguồn thu nhập chính cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các khoản chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Chính vì vậy, cho vay được xem là một hoạt động chính yếu của bất kỳ một NHTM nào. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn vì vậy đòi hỏi ngân hàng cần phải quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ để có thể ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

GVHD: Phạm Xuân Minh Trang 41 SVTH: Hà Trúc Phương

Luận văn tốt nghiệp

a) Doanh số cho vay theo thời hạn của Agrỉbank TP.SÓC Trăng giai đoạn 2009-2011

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA AGRIBANK TP.SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2009-2011

2010/2009 2011/2010

(Nguồn: Phòng tin dụng NHNo & PTNT TP Sóc Trăng)

TÙ bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Thể hiện qua doanh số cho vay năm 2010 đạt 764.721 triệu đồng, tăng 59.579 triệu đồng (+8,45%) so với năm 2009; sang năm 2011 con số này là 874.728 triệu đồng, tăng 110.007 triệu đồng (+14,39%). Tình hình rất khả quan, ngân hàng đáp ứng được ngày càng cao nhu cầu của người dân. Doanh số cho vay tăng thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng.

- Doanh số cho vay ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh tăng trưởng liên tục qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, con số này là 720.673 triệu đồng, tăng 46.645 triệu đồng (+6,92%) so với 2009. Đến năm 2011, con số này đã là 831.040 ưiệu đồng, tăng 110.367 triệu đồng (+15,31%). Và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tổng doanh số

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố sóc trăng tỉnh sóc trăng (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w