Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố sóc trăng tỉnh sóc trăng (Trang 60)

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên mọi hoạt động của ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong các loại rủi ro thì rủi ro

Luận văn tốt nghiệp

đông tín dụng. Một khi rủi ro tín dụng xảy ra thì nợ quá hạn của Ngân hàng sẽ gia tăng. Nếu Ngân hàng không có biện pháp để quản lý, kiểm soát và giảm thiểu các khoản nợ này thì đến một mức nào đó, khi nợ xấu tồn đọng quá cao sẽ gây ra những tác động tiêu cực, nợ xấu làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Hậu quả nghiêm trọng hon là nó làm cho tâm lý của người gửi tiền tại ngân hàng không an tâm khi giao dịch, làm giảm uy tín của ngân hàng. Rõ ràng, nợ xấu cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để thấy được thực ừạng rủi ro ừong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, ta tiến hành phân tích tình hình các nhóm nợ nói chung và tình hình các nhóm nợ xấu nói riêng.

Bảng 11: TÌNH HÌNH CÁC NHÓM NỢ, NỢ XẤU CỦA AGRIBANK TP.SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2009-2011

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT TP Sóc Trăng)

Tổng dư nợ của chi nhánh được chia làm 5 nhóm, nhờ vậy mà giúp Chi nhánh có thể dễ dàng theo dõi diễn biến của từng nhỏm để có được những nhân xét đúng đắn và kịp thời đưa ra biện pháp giải quyết. Từ bảng số liệu ta có thể tính được

Chỉ tiêu Đơn vi tính

Năm

2009 2010 2011

1. Vốn huy động Triệu đồng 284.646 325.221 399.564

2. Doanh số cho vay Triệu đồng 705.142 764.721 874.728

3. Doanh số thu nợ Triệu đông 698.217 684.138 852.337

4. Dư nợ Triệu đồng 411.981 492.564 514.955

5. Nợ xấu Triệu đồng 10.696 10.734 15.098

6. DPRRTD được trích lập Triệu đông 5.387 9.384 7.761

7. Dư nợ/ Vốn huy động Lần 1,45 1,51 1,29 8. Hệ số thu nợ (3/2) % 99,02 89,46 97,44 9. Vòng quay tín dụng Vòng 1,71 1,51 1,69 10. Hệ số rủi ro tín dụng (5/4) % 2,60 2,18 2,93 11. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (6/4) % 1,31 1,91 1,51 12. Khả năng bù đắp rủi ro (6/5) % 50,36 87,42 51,40

Luận văn tốt nghiệp

tỷ ừọng nợ nhóm 1 trong tông dư nợ qua 3 năm luôn cao hon 92%. Tỷ trọng như vậy là khá tốt so với yêu cầu của nhóm này. Xét đến tỷ ưọng của nhóm 2 trong tổng dư nợ, tỷ ừọng này giao động trong khoảng 4,89% đến 5,29%, mức giao động tuông đối nhỏ. Từ đó cho thấy sự ổn định của hai nhóm nợ chủ yếu này.

Nhìn nhận về nợ xấu của chi nhánh, ta thấy qua 3 năm tỷ trọng tổng nợ xấu trong tổng dư nợ luôn dưới 3%, dưới mức quy định 5% của Ngân hàng Nhà Nước. Tuy nhiên, các nhóm nợ bao gồm trong nợ xấu có xu hướng chuyển biến không mấy khả quan. Sau đây ta sẽ phân tích cụ thể hơn về tình hình nợ xấu qua 3 năm:

Ở đây tổng nợ xấu có xu hướng tỷ lệ thuận với dư nợ. Khi dư nợ tăng thì nợ xấu cũng tăng. Thật vậy, năm 2010 khi dư nợ tăng 19,56% so với 2009, thì nợ xấu cũng tăng nhưng chỉ tăng rất chậm chỉ 0,36% so với 2009, hầu như không đáng kể. Điều này cho thấy các cán bộ tín dụng đã thực hiện rất tốt công tác quản lý rủi ro. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây là sự nợ xấu tập trung nhiều nhất ở nhóm 5, kế đó là nhóm 4 và xu hướng này vẫn tiếp diễn ở năm 2010, 2011. Cụ thể ở năm 2009 là sự giảm đi của dư nợ nhóm 3 và tăng lên ở nhóm 4,5. Đây là tình trạng đáng lưu ý. Thật vậy, xu hướng này đã thực sự ảnh hưởng đến nợ xấu năm 2011, nợ xấu năm này đã là 15.098 triệu đồng, con số này đã tăng với tốc độ rất nhanh (40,66%), nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của dư nợ (4,55%) so với năm 2010. Nguyên nhân của tình trạng này là do những khoản nợ khó đòi ở năm trước chuyển sang, cùng với sự phát sinh thêm của những khoản khó đòi ở trong năm, cứ hên tục gia hạn và làm nhảy nhóm nợ. Thực ừạng này kéo dài sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của Chi nhánh ở hiện tại và trong tương lai.

Tóm lại, rủi ro tín dụng đối với Chi nhánh mà nói là rất bất lợi, vì hoạt động của Chi nhánh chủ yếu dựa trên hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, khoản chi dự phòng rủi ro tín dụng phát sinh cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí. Vì thế thiệt hại từ rủi ro tín dụng là rất lớn cả về uy tín lẫn kết quả hoạt động

Luận văn tôt nghiệp

4.2. ĐANH GIA HOẠT ĐỘNG TIN DỤNG VA RUI RO TIN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK TP.SÓC TRĂNG

4.2.I.I. Dư nợ/ vốn huy động:

Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động tại chỗ vào hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhận xét thấy ưong 3 năm qua, tình hình huy động vốn của ngân hàng còn thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Qua bảng số liệu bên trên, ta thấy dư nợ ừên tổng nguồn vốn huy động có nhiều biến động. Vào năm 2009, tỷ lệ này là 1,45. Tỷ lệ này chứng tỏ sự đóng góp nguồn vốn

huy động tại chỗ chưa đáp ứng được nhu câu sử dụng vôn của ngân hàng. Cụ thê, bình quân cứ 1,45 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2010 tỷ lệ này lại tăng lên, bình quân cứ 1,51 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Điều này lại một lần nữa cho thấy nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng lên trong khi đó nguồn vốn huy động tại chỗ lại tăng trưởng chậm hơn nên không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Ngân hàng đã có quan tâm nhiều đến công tác huy động vốn tại chỗ bằng nhiều biện pháp tích cực. Tuy nhiên nếu không đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng lớn thì dễ dẫn đến việc thiếu hụt vốn cho vay, và phải sử dụng vốn điều chuyển từ Hội Sở Tỉnh với mức chi phí lãi suất cao hơn. Do đó, Chi nhánh đã đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn. Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn với nhiều kỳ hạn linh động, với nhiều chính sách ưu tiên khách hàng quen thuộc nên không những giữ chân được được những đối tượng này mà còn thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới đến gởi tiền tại ngân hàng. Và kết quả là vốn huy động 2011 tăng 22,86% so với 2010. Kết quả là hệ số dư nợ hên vốn huy động năm 2011 đã giảm, chỉ còn 1,29 so với 2010. Một tín hiệu đáng mừng cho những cố gắng cũng như nổ lực của toàn đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Nhưng nhìn chung, vốn huy động tại chỗ của chi nhánh còn qua thấp so với nhu cầu vay vốn và vẫn còn phụ thuộc qua nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở Tỉnh (vốn điều chuyển chiếm hên 30% tổng nguồn vốn mỗi năm). Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng vì chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn chi phí phải trả cho vốn huy động. Vì vậy, vấn đề đặt ra là ngân hàng phải hết sức cố gắng trong công tác huy động vốn trong thời gian tới để vừa có thể nâng cao lợi nhuận, vừa chủ động được nguồn cung tín dụng, ừánh sự chủ quan vào nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên.

Luận văn tốt nghiệp

bảng sô liệu, ta thây công tác thu nợ của Chi nhánh đạt kêt quả tôt, biêu hiện qua hệ số thu nợ bình quân luôn. Do Chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn nên hệ số này càng cao sẽ càng tốt vì điều đó chứng tỏ đa số các khoản tín dụng ngắn hạn giải ngân đã thu về được khi đáo hạn. Trong năm 2009 và năm 2011 thì hệ số này là rất cao lần lượt là 99,02% và 97,44%, duy chỉ có năm 2019 hệ số này là 89,64%. Tuy là thấp nhất trong giai đoạn phân tích 3 năm nhung đây cũng là một hệ số được đánh giá cao, vì trong năm này với nhiều khó khăn về kinh tế, dịch bệnh trong nông nghiệp xảy ra, đạt được kết quả như vậy là điều đáng khích lệ. Ngân hàng đã rất tích cực trong công tác thu hồi nợ, các cán bộ tín dụng đã luôn quan tâm, chăm sóc khách hàng đến vay vốn một cách tận tinh từ việc tư vấn, xét duyệt, thiết lập hồ sơ, cho đến việc đến tận nhà để thu nợ, thu lãi khi khách hàng bận rộn không thể sắp xếp thời gian để lên Chi nhánh. Tóm lại, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn khi thu hồi nợ nhưng hệ số thu nợ của Chi nhánh đạt được là tốt. Điều này cho thấy bên cạnh sự tăng trưởng của đồng vốn cho vay thì Chi nhánh còn rất chú trọng vào việc thu nợ nhằm giúp cho vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục và được đảm bảo an toàn.

4.2.I.3. Vòng quay tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ cho vay nhanh hay chậm của một ngân hàng. Đối với Agribank TP.SÓC Trăng, ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động giảm xuống rồi lại tăng lên qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 vòng quay vốn tín dụng là 1,71 vòng. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng đã giảm còn 1,51 vòng. Điều này có thể lý giải là do doanh số thu nợ năm 2010 giảm 2,02% (chủ yếu là do doanh số thu nợ trung dài hạn giảm 30,81%) so với 2009, còn dư nợ bình quân của năm 2010 và 2009 lại tăng so với dư nợ bình quân của năm 2009 và 2008 nên làm vòng quay vốn giảm xuống. Sang năm 2011, vòng quay vốn tín dụng là 1,69 vòng, tăng so với năm 2010. Trong năm này, Chi nhánh đẩy mạnh cho vay các khoản ngắn hạn, tình hình kinh tế đã đi vào ổn định và dịch bệnh trong nông nghiệp cũng qua đi, nên đời sống kinh tế người dân được cãi thiện

làm cho vòng quay tín dụng gia tăng.

Tóm lại, ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Agribank TP. Sóc Trăng tương đối tốt, vì ngân hàng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ nên khả năng thu hồi vốn cao và thời gian thu hồi vốn là nhanh.

4.2.I.4. Hệ số rủi ro tín dụng:

Vấn đề mà bất kỳ ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu, nhung vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó ở mức cao hay thấp. Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng không đảm bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Theo số liệu tuyệt đối trong bảng số liệu, ta thấy nợ xấu tăng qua các năm, tuy nhiên ta chưa thể kết luận được là ngân hàng hoạt động không hiệu quả vì cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ qua các năm nên nợ xấu tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Xét về hệ số rủi ro tín dụng thì ta thấy hệ số này dưới 5% theo mức quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Trong 3 năm, thì hệ số rủi ro tín dụng năm 2010 là 2,18 là thấp nhất, nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ xấu (0,36%) là nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ (19,56%) so với năm 2009. Đến năm 2011, tỷ lệ này lại tăng lên và là 2,93%, do nợ xấu năm này tăng lên với tốc độ tăng nhanh hơn dư nợ. Cụ thể, nợ xấu năm này tăng 40,66% trong khi dư nơ chỉ tăng 4,55% so với 2010.

Chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng nhìn chung vẫn tốt vì hệ số rủi ro tín dụng tại ngân hàng là còn nhỏ hơn tỷ lệ quy định hơn 2%. Điều này cho thấy các cán bộ ngân hàng đã làm việc rất tốt, quy trình cho vay chặt chẽ, thẩm định các khoản cho vay kỹ càng, phương án sản xuất có hiệu quả... .Đặc biệt là thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc thu nợ khách hàng. Do đó, ngân hàng nên tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động tín dụng, sự gia tăng trở lại của hệ số rủi ro

Luận văn tốt nghiệp

4.2.1.5. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng:

Công tác trích lập dự phòng của Chi nhánh được thực hiện vào đầu tháng của quý tiếp theo. Và việc trích dự phòng dựa ừên nguyên tắc thiếu thì trích thêm phần chênh lệch thiếu, còn nếu thừa thì hoàn nhập khoản dự phòng đã trích. Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho ta biết cứ 100 đồng dư nợ sẽ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng dự phòng cho tổn thất có thể xảy ra.

Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro của Chi nhánh không ổn định. Vào 2009, cứ 100 đồng dư nợ của Chi nhánh được đảm bảo bằng 1,31 đồng dự phòng cho tổn thất có thể xảy ra. Và nó tăng cao vào năm 2010 là 1,91 đồng. Thực trạng này là do nợ xấu đã chuyển dần qua các nhóm nợ lớn hon nên việc trích lập dự phòng đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, sang năm 2011, con số này đã giảm xuống, 100 đồng dư nợ lúc này chỉ được đảm bảo bằng 1,51 đồng dự phòng rủi ro, mặc dù nợ xấu năm này tăng lên đáng kể. Và nhìn chung, qua 3 năm phân tích, con số này vẫn ở mức thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu. Điều này thể hiện khả năng chịu đựng những tổn thất có thể xảy ra của Chi nhánh là chưa cao.

4.2.1.6. Khả năng bù đắp rủi ro:

Tương tự như tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thì chỉ tiêu này cũng tăng lên vào năm 2010 và giảm đi vào năm 2011. Vào năm 2010, khi dự phòng rủi IO tăng lên thì khả năng bù đắp được rủi ro cũng tăng lên và bù đắp được 87,42% khoản nợ xấu. Nhưng đến năm 2011, khi tỷ lệ dự phòng rủi ro giảm thì khả năng bù đắp rủi ro cũng giảm đi và chỉ bù đắp được 51,40% khoản nợ xấu. Chỉ tiêu này cũng cho thấy sự yếu đi trong năng lực chịu đựng rủi ro của Chi nhánh đối với những khoản nợ có rủi ro cao nhất - nợ nhỏm 5.

được nhu câu vay vôn của khách hàng. Tỷ trọng vôn điêu chuyên trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giảm hên tiếp qua 3 năm, tuy nhiên vẫn còn cao, đòi hỏi ngân hàng phải tiếp tục nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn, để có thể tự chủ được tài chính, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở Chính. Thứ hai, hệ số thu nợ là khá cao, cho thấy công tác của cán bộ tín dụng từ khâu tìm hiểu khách hàng, thẩm định phương án, xét duyệt cho vay, theo dõi tình hình sử dụng vốn, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng đóng lãi, ừả nợ rất chặt chẽ và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, vòng quay tín dụng cũng tăng ưở lại vào năm 2011, cho thấy tốc độ luân chuyển vốn, thu hồi nợ đã được cải thiện, đây cũng là kết quả sự nổ lực của đội ngũ nhân viên của Chi nhánh trong hoạt động tín dụng. Không chỉ vậy, Chi nhánh luôn làm tốt việc phân loại nhóm nợ, kiểm soát các khoản nợ quá hạn, nhờ đó, mà hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng luôn dưới mức 3%, thấp hơn nhiều so với quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Bên cạnh những kết quả tốt nêu ừên thì vẫn phải nhìn nhận một mặt chưa tốt tại Chi nhánh. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tài chính vẫn rất thấp so với hệ số rủi ro, điều này phản ánh khả năng chịu đựng rủi ro khi tổn thất xảy ra của Chi nhánh là chưa cao.

4.3. CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM PHÁT SINH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Trong bất cứ hoạt động nào cũng vậy, hiệu quả đạt được và rủi ro luôn luôn song hành với nhau, một vấn đề đặt ra là làm sao để đạt được mức lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố sóc trăng tỉnh sóc trăng (Trang 60)