Đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp hoàn thiện kếtoán TSCĐ tại Công ty.

Một phần của tài liệu Vinh TSCD (Trang 41 - 46)

chữa thuường xuyên và sửa chửa lốan TSCĐ.ư

Ví dụ:

Ngày 27/7/2009 theo biên bản nghiệm thu việc sửa chữa thường xuyên trạm bơm Cầu cao tổng chi phí bằng tiền mặt là 20 000 000đ, Kế toán ghi: Nợ TK 627: 20 000 000

Có TK 111: 20 000 000

Thường trước khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ kế toán ra kế hoạch sửa chữa và lập hồ sơ dự toán.

Để phản ánh tình hình sửa chữa lớn TSCĐ Kế toán sử dụng tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang có tài khoản cấp hai : TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ Trích trước chi phí TSCĐ theo kế hoạch 6 tháng cuối năm 2009 tổng số tiền là 32 000 000đ, trong đó:

- Tính vào chi phí Sản xuất chung: 22 000 000

- Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp: 10 000 000

- Chi phí thực tế phát sinh khi việc sửa chữa lớn là 29 000 000 Kế toán tiến hành định khoản:

a. Nợ TK 627: 22 000 000 Nợ TK 642: 10 000 000 Có TK 335: 32 000 000

b. Nợ TK 2413: 29 000 000 Có TK 111: 29 000 000

Khi việc sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng kế toán ghi: Nợ TK 335: 29 000 000

Có TK 2413: 29 000 000

Sau đố kế toán tiến hành lên bảng chi tiết, lập chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản.

2. Đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ tạiCông ty. Công ty.

2.1. Nhận xé chung.

Công ty KTCT thủy lợi Can lộc đang ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, cùng với sự phát triển của Công ty công tác kế toán nói chung và công tác kế toán TSCĐ nói riêng cũng không ngừng được cũng cố và hoàn thiện việc tăng cường và quản lý TSCĐ. Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ là một vấn quan trọng nhằm mục đích phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Công ty đã thực hiện yêu cầu của nhà nước, các chứng từ đã ghi chép phản ánh kịp thời rõ ràng và cụ thể đối chiếu với các phần hành khác của công tác kế toán vào sổ, lập bảng tổng hợp báo cáo kế toán vào cuối kỳ. Công ty chủ yếu đầu tư vào TSCĐ như máy móc thiết bị hiện đại kịp thời phục vụ quản lý như: Máy photocopy, máy vi tính cũng như việc mua sắm thiết bị hiện đại để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Công ty có Ban giám đốc, đội ngũ kế toán cũng như các phòng ban và công nhân viên có trình độ kinh nghiệm cao nên việc sử dụng lao động có hiệu quả tránh được nhiều thất thoát,lãng phí trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt Công ty có việc làm thiết thực là tưới nước,cung cấp nước cho

nhiều đồng ruộng và các kênh mương, Cung cấp kịp thời nước cho các loại hoa màu, cây cối cũng như nguồn nước sinh hoạt cho con người, động vật. Đối với nhũng TSCĐ tại công ty thì kế toán thực hiện tốt việc theo dõi

phân bổ và trích khấu hoa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Về bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, cách phân công nhiệm vụ hợp lý cho từng kế toán viên. Nên mọi phần hành kế toán được theo dõi và cập nhật chứng từ kịp thời. Công tác theo dõi TSCĐ của Công ty là hợp lý với ngành thủy lợi và phù hợp với chính sách của nhà nước.

Trong công tác kế toán cung cấp được thông tin kếtoán chính xác về mặt tài chính của đơn vị do lãnh đạo hạch toán các phần hành tỷ mỹ chính xác. Công ty có đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn đạt yêu cầu, sự nhiệt tình năng nổ đầy trách nhiệm trong công tác bảo đảm cho sự phát triển của công ty.

Về công tác kế toán TSCĐ Công ty đã phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện, theo công dụng và nguồn hình thành. Nhờ vào cách phân loại này đã giúp công ty biết được vị trí trong và các nguồn khấu hao đúng, quản lý từng loại tài sản hiệu quả có biện pháp kịp thời thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng.

2.1.2. Hạn chế còn tồn tại.

Do nguồn vốn còn hạn hẹp nên công ty đã không thể thành lập hay mua sắm sửa chữa những loại TSCĐ như: Xây dựng các chi nhánh làm việc nhiều huyện nên việc tập hợp sổ sách có thể chậm, việc đi lại gặp nhiều khó khăn nên đôi khi ảnh hưởng đến công tác hạch toán.

Do TSCĐ thường xuyên hoạt động trong môi trường toàn nước, do vậy chất lượng thực tế rất khó xác định nên gây khó khăn trong công tác kiểm tra đánh giá.

Hiện nay máy móc thiết bị chưa hoạt động hết công suất nên gây ra lãng phí và hao mòn vô hình, hao mòn hữu hình với công nhân vận hành thiết bị.

TSCĐ đã được hình thành và đã được đem vào sử dụng mà các chứng từ như biên bản giao nhận, hợp đồng chưa có số liệu của TSCĐ.

2.2. Những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ vànâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty KTCT thủy lợi Can lộc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty KTCT thủy lợi Can lộc

Xuất phát từ thực trạng công tác kế toán TSCĐ với mục đích hoàn thiện

hơn nữa vai trò của công tác kế toán đảm bảo tuân thủ hệ thống kế toáncủa doang nghiệp hiện hành và phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý của Công ty. Qua thời gian thực tập tại Công ty KTCT thủy lợi can lộc cùng với lý luận em đã học. Em muốn đề xuất một số vấn đề nhằm nâng cao công tác kế toán TSCĐ tại công ty.

2.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, để quản lý nền kinh tế đòi hỏi nhà nước phải có công cụ sắc bén đó là công cụ kế toán tài chính, mà trong đó việc quản lý và theo dõi hạch toán TSCĐcó vai trò quan trọng trong việc sử dụng và nâng cao hiệu quả năng lực sản xuất của nền kinh tế và các doanh nghiệp hiện nay.

Do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế có sự tiến bộ vượt mức về khoa học kỹ thuật, TSCĐ trong các doanh nghiệp ngày càng được đổi mới và tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế đặc biệt là hội nhập AFTA để thu hút đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải chuẩn mực kế toán phù hợp trong bốn chuẩn mực kế toán. Hiện nay có chuẩn mực số 03 TSCĐ hữu hình và chuẩn mực số 04 TSCĐ vô hình. Từ đó việc tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ là điều kiện cấp thiết đáp ứng yêu cầu đòi hỏi này. Thực trạng tổ chức hạch toán tại Công ty KTCT thủy lợi can lộc còn bộc lộ một số vướng mắc cần đề cập đó là:

Do việc tổ chức bộ máy hiện nay cho công tác hạch toán mới chỉ bố trí một người đảm nhận toàn bộ công tác theo dõi toàn bộ TSCĐ tại công ty. Trong khi trình đọ am hiểu TSCĐ chưa đáp ứng phản ánh sự biến động của TSCĐ mà chủ yếu là máy móc thiết bị có giá trị lớn.

Việc tổ chức phân chia chất lượng mới chỉ hai lần trong năm nhưng quá trình hoạt động của TSCĐ chất lượng thay đổi thường xuyên, do đó việc phân loại chất lượng chưa được sử dụng đúng.

Do đặc điểm của TSCĐ hiện tại của Công ty nên việc đánh giá TSCĐ và chỉ tiêu nguyên giá tương đối phù hợp còn chỉ tiêu về giá trị còn lại còn nhiều bất cập về chất lượng. Giá trị thực tế về sổ sách, về giá trị sổ sách còn lớn nhưng chưa phù hợp với chủng loại ( Hao mòn tài sản vô hình). Giá trị còn lại phù hợp với giá trị thực tế nhưng không phù hợp với chủng loại dẫn đến kinh tế thấp.

thời sự đòi hỏi nhu cầu quản lý.

Việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ chưa được chú trọng đúng lúc công tác thông tin chưa thực sự đáp ứng yêu cầu trong việc tham mưu cho lãnh đạo quyết định.

2.2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phần hành kế toán TSCĐ ở Công ty KTCT thủy lợi Can lộc.

 Tổ chức phân loại và đánh giá TSCĐ.

Hiện nay do yêu cầu của Công ty có các loại hình kinh doanh như: Tư vấn giám sát công trình, Kiểm tra nghiệm thu, Nghiệm thu thanh lý hợp đồng...

Ngoài ra còn có các lĩnh vực khác như thi công đầu tư xây lắp tất cả đều cần TSCĐ. Xuất phát từ đặc điểm đó nên công tac sphân loại TSCĐ phải đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý và phù hợp với đối tượng quản lý.

Việc luân chuyển chứng từ trong thời gian tới phải đảm bảo khoa học và tránh lặp đáp ứng kịp thời.

 Hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ.

Đối với việc vận dụng hệ thống tài khoản theo quy định của nhà nước tại công ty đang áp dụng các tài khoản sau:

TK 211- TSCĐ hữu hình TK 213- TSCĐ vô hình TK 214- Hao mòn TSCĐ

TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang TK 341- Vay dài hạn

TK 342- NỢ dài hạn

Các tài khoản khác như: 131,311,111,112...

Tuy vậy về tài khoản công ty áp dụng đúng quy định nhưng chưa mở chi tiết cho các cấp 3,4 để theo dõi mà chỉ theo dõi chung.

Vậy nên Công ty cần mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 để việc theo dõi TSCĐ chặt chẽ hơn tránh lãngphí thất thoát.

Việc xác định chỉ tiêu nguyên giá để hạch toán tăng tài sản thì các chi phí liên quan hiện nay có thay đổi và chuyển thành giá mua TSCĐ như “ Chi phí vận chuyển, bốc xếp, thuê tư vấn do nhà cung cấp đảm nhiệm và được hạch toán chung vào giá mua theo hình thức tron gói.Do vậy tính nguyên giá tại Công ty cũng đơn giản.

Việc đánh giá lại TSCĐ mà đặc biệt là máy móc thiết bị rất quan trọng nên Công ty cần chú trọng hơn nữa. Việc đánh giá đòi hỏi phải có một bộ phận có trình độ chuyên môn nhất địnhkhông chỉ dừng lại ở bộ máy kế toán làm được.

Các trường hợp hạch toán TSCĐ tăng tại công ty còn triển khai chậm do vậy có thể là TSCĐ tương đối đầy đủ nhưng chủ bộ phận nghiệm thu hoàn thành triển khai chậm do vậy thực trạng thực tế là TSCĐ tăng theo quy định về mặt thời gian. việc chuyển nguồn khi hạch toán tăng TSCĐ còn chậm,đẫn đến theo dõi chi tiết TSCĐ còn gặp nhiều khó khăn khi theo dõi sự biến động của nguồn.Vì vậy kế toán cần đề cao trong việc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành. Đối với việc hạch toán khấu hao cũng vô cùng quan trọng trong việc tính ,trích và phân bổ khấu hao. Tuy công việc trích khấu hao hiện nay phải đăng ký với cơ quan quản lý theo tuàng nhóm TSCĐ. Hiện nay nhà nước quy định mức khấu hao và quy định khung số năm. Công ty nên thực hiện việc tính khấu hao theo phương pháp khác nữa như khấu hao theo số dư giảm dần bởi vì hiện nay cố nhiều tài sản nếu tính theo phương pháp đường thẳng thì sẽ không chính xác.

Công ty cần xem lại việc trích trước chi phí sửa chữa trong tổ chức hạch toán tài sản cố định.

3. Kết luận.

Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường hiện nay, một số doanh nghiệp muốn đứng vững và đi lên có hiệu quả là không dễ dàng, để đạt được điều đó là cả một quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng vươn lên tìm ra hướng đi đúng đắn của giám đốc và tất cả các nhân viên trong Công ty. Đặc biệt là trong công tác quản lý không thể không nhắc đến vai trò của công tác tài chính kế toán. Một công cụ sắc bén đã góp phần to lớn trong việc quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Cũng như công tac squản lý trong những năm qua công tác kế toan sđã không ngừng đổi mới nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên nên đã đạt được nhiều kết quả trong quản lý sản xuất kinh doanh xứng đáng là công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế. Với mục đích tìm hiểu đặc điểm công tác quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và công tác kế toaánnói riêng. Qua quá trình học tập ở trường và thực tập tại Công ty em nhận thấy được rằng. Kiến thức thu nhận ở trường thì bao la tổng quát và tương đối rộng tạo tư duy lôgic cho người học. Còn thực tế lại chia kiến thức trong nhà trường ra nhiều lĩnh vực nhiều khía cạnh, và những khía cạnh đó tuy nhỏ nhưng mà sâu. Giữa những gì học được với những vấn đề thực tế nhiều khi không khớp đúng. Do vậy yêu cầu sinh viên phải có một kiến thức vững vàng linh hoạt và nhạy bén khi áp dụng những kiến thức của mìnhvào công việc thực tế và chỉ có đi sâu vào thực tế những tư duy đó mới thực sự hoàn thiện phá vỡ được sự hạn chế về lý thuyết.

đã nhận thấy được sự quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng tài vụ. Qua đó tôi cũng hiểu hơn về bộ máy kế toán của Công ty bổ sung được nhiều điều bổ ích vào vốn kiến thức còn hạn hẹp của mình. Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian thực tập có hạn, khả năng nhận thức và trình bày còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cô chú, anh chị trong Công ty và các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn phần báo cáo của mình và lĩnh hội thêm kiến thức thực tế tiến bộ hơn trong giai đoạn học tập tiếp thu vào quá trình làm việc sau này.

Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Đặng Thuý Anh, Các thầy cô giáo trong trường, Giám đốc Công ty cùng các anh chị trong phòng tài vụ đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em để hoàn thành bản báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Vinh, ngày 16 tháng 04 năm 2010 Sinh viên LÊ THỊ HƯƠNG

Một phần của tài liệu Vinh TSCD (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w