MỤC TIÊU CỦA BÀ

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng Trình độ cao đẳng) (Trang 35 - 38)

- Điều chỉnh sức căng dây đai máy nén hơi.

A- MỤC TIÊU CỦA BÀ

Học xong bài này người học có khả năng:

- Nêu được các hiện tượng, hư hỏng và giải thích được các nguyên nhân gây ra hiện tượng, hư hỏng;

- Trình bày được các phương pháp kiểm tra và sửa chữa;

- Kiểm tra , sửa chữa và đánh giá được cơ cấu phanh tay đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề sửa chữa máy thi công xây dựng;

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh

B- NỘI DUNG

5.1. Hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, sửa chữa cơ cấu phanhtay. tay.

5.1.1- Hư hỏng và nguyên nhân:

a) Cơ cấu điều khiển.

- Hư hỏng:

+Vành răng và cá hãm mòn, sứt mẻ; +Thanh kéo, cần kéo cong, mòn;

+ Lò xo thanh kéo yếu, gẫy, các chốt nối mòn; + Dây cáp đứt;

+ Cá hãm mòn;

- Nguyên nhân:

Do ma sát, làm việc lâu ngày và va đập giữa cá hãm và răng rẻ quạt.

b) Cơ cấu hãm phanh.

+ Phanh tay kiểu đĩa chủ yếu mòn hỏng má phanh và đĩa phanh

+ Phanh kiểu guốc: Các viên bi, chốt banh hoặc quả đào bị mòn do ma sát, làm việc lâu ngày. Các chi tiết khác như: lò xo, má phanh, tang trống Hư hỏng tương tự như ở cơ cấu phanh dầu.

5.1.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:

Chủ yếu là quan sát xác định độ mòn hỏng của các chi tiết. + Lò xo yếu, gẫy, dây cáp đứt thì thay thế;

+ Vành răng rẻ quạt quá mòn, hoặc sứt mẻ thì hàn đắp rồi gia công lại theo đúng hình dáng kích thước ban đầu hoặc thay thế;

+ Cá hãm hỏng thì hàn đắp, gia công lại hoặc thay thế; + Các chốt mòn thay thế chốt mới phù hợp với lỗ; + thanh kéo, cần kéo cong thì nắn lại.

5.1.3. Kiểm tra và điều chỉnh.

* Phanh kiểu guốc độc lập.

- Điều chỉnh khe hở má phanh và tang tống phanh phía dưới bằng cách vặn vít côn điều chỉnh. Vặn tiến vào sẽ giảm khe hở và ngược lại. (Hình 5.1.a)

- Điều chỉnh khe hở phía trên bằng cách thay đổi chiều dài thanh kéo nối với càng ép. Khi điều chỉnh trước tiên đẩy cần điều khiển trước rồi vừa điều chỉnh vừa kéo thử tay phanh, khi nào cá hãm ở nấc thứ 3 hoặc thứ 4 (3 hoặc 4 tiếng tách) má phanh đã ép chặt vào tang trống là được. (Hình 5.1.b)

a) b)

Hình 5.1: Điều chỉnh phanh tay kiểu guốc * Phanh tay kiểu phụ thuộc.

Điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang tang trống bằng cách thay đổi chiều dài đòn kéo nhờ đai ốc điều chỉnh (9). Nếu rút ngắn đòn kéo (2) thì giảm khe hở và ngược lại (Hình 5.2).

Hình 5.2: Điều chỉnh phanh tay kiểu phụ thuộc 5.2. Thực hành kiểm tra và sửa chữa cơ cấu phanh tay.

5.2.1. Trình tự kiểm tra và sửa chữa: Tương tự như phần kiểm tra và sửa chữa cơ cấu phanh dầu.

5.2.2. Thình tự kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu phanh tay a. Kiểm tra.

- Đối với phanh tay bố trí trên trục ra của hộp số, vận hành động cơ và đi số, kéo cần kiều khiển phanh tay từ vị trí gần sàn máy (không phanh) đến vị trí từ (75 – 90)0 so với sàn máy thì phanh tay có tác dụng (truyền động các đăng ngừng quay), nếu không đạt tiêu chuẩn cần tiến hành điều chỉnh lại;

- Đối với phanh tay bố trí ở bánh xe phía sau, kéo chậm cần phanh tay đến vị trí phanh hoàn toàn và đếm số kêu tách (6-9 tiếng kêu tách, lực kéo cần phanh tay 200N).

Hình 5.3. Vị trí điều chỉnh phanh tay

b. Điều chỉnh phanh tay

* Đối vớhanh tay bố trí ở bánh xe phía sau:

- Vặn đai ốc điều chỉnh cho đến khi cần phanh tay được điều chỉnh nằm trong vùng tiêu chuẩn.

Hành trình cần phanh tay: (6 - 9) tiếng kêu tách tại 200 N;

- Kéo và nhả cần phanh tay (2 - 4) lần, và kiểm tra hành trình cần phanh - Kiểm tra xem phanh có bị bó không;

- Kéo cần phanh tay, kiểm tra cần phanh tay sáng lên ở tiếng kêu tách đầu tiên.

* Đối với phanh tay bố trí trên trục ra của hộp số

Nới đai ốc đầu đòn dẫn động để tăng hoặc giảm chiều dài đòn dẫn động, đảm bảo kéo phanh tay đạt các yêu cầu kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng Trình độ cao đẳng) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w