Đánh giá chính sách áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất và kinh doanh tôm nước lợ Việt Nam

Một phần của tài liệu Các tiêu chuẩn trong nuôi tôm nước lợ (Trang 34 - 36)

II Theo địa phương 1 BÀ RỊA VŨNG TÀU

2.3. Đánh giá chính sách áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất và kinh doanh tôm nước lợ Việt Nam

và kinh doanh tôm nước lợ Việt Nam

Nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, ngày 09/01/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp

nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Theo đó, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ. Ngày 26/10/2012, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ- TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó sản phẩm tôm sú, tôm thẻ chân trắng đã được đưa vào Danh mục sản phẩm thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg. Ngày 16/10/2013, Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản… Theo các quy định trên, khi đáp ứng đủ 2 điều kiện: (i) Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm; (ii) Có hợp đồng tiêu thụ và phương án tiêu thụ sản phẩm, thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Cụ thể:

- Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP;

- Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn; biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ lớp tập huấn;

- Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn;

- Ngoài các chính sách ưu đãi trên, các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư sản xuất, sơ chế sản phẩm áp dụng VietGAP còn được hưởng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi khác theo các quy định hiện hành.

Một số địa phương nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn đã ban hành các chính sách cụ thể: Ngày 09

tháng 11 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015 – 2020. Đối với nuôi thủy sản, có chính sách hỗ trợ cụ thể như sau: i) Quy mô cơ sở nuôi: Đối với tôm sú, tôm chân trắng: có diện tích mặt nước ao nuôi từ 05 ha (năm) trở lên; ii) Hỗ trợ không quá 50% chi phí mua con giống theo giá thời điểm sản xuất; Hỗ trợ không quá 30% chi phí mua vật tư thiết yếu phục vụ nuôi trồng thủy sản; Tổng kinh phí hỗ trợ đối với từng đối tượng nuôi cơ sở nuôi tôm sú, thẻ chân trắng không quá 150 triệu đồng/cơ sở; iii) Đối với cơ sở sơ chế sản phẩm thủy sản: Hỗ trợ chi phí trang thiết bị sơ chế, bảo quản; hỗ trợ chi phí xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo GMP, HACCP, ISO... tổng kinh phí hỗ trợ không quá 50% chi phí, nhưng không quá 75 triệu đồng/cơ sở; iv) Hỗ trợ 100% kinh phí các lớp đào tạo, dạy nghề, tập huấn kỹ thuật sản xuất, sơ chế sản phẩm theo quy định của các Quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm đăng ký thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn: đối tượng hỗ trợ là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp, người quản lý và lao động của cơ sở đăng ký áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn.

Một phần của tài liệu Các tiêu chuẩn trong nuôi tôm nước lợ (Trang 34 - 36)