MARKETING TRỰC TIẾP

Một phần của tài liệu Trình bày nội dung cơ bản quản trị marketing quốc tế. nghiên cứu những chiến lược marketing của mcdonald’s (Trang 29 - 35)

Dạng chiêu thị sử dụng điện thoại, thư, e-mail, fax,…và những công cụ tiếp xúc khác để chuyển tải thông tin trực tiếp đến khách hàng. Bao gồm các hoạt động

- Marketing bằng catalog qua bưu điện: tiếp cận khách hàng triển vọng - Marketing bằng thư trực tiếp: Thư chào hàng, băng ghi âm, đĩa mềm

quảng cáo, hướng dẫn sử dụng - Marketing qua điện thoại

- Marketing đáp ứng trực tiếp trên TV, radio, báo, tạp chí: có kênh truyền hình, kênh phát thanh, báo, tạp chí riêng để giới thiệu sản phẩm, bán hàng và dịch vụ cho tất cả các loại sản phẩm

- Marketing qua internet

- Bán hàng bằng máy bán hàng, đặt hàng tự động

D. QUẢNG CÁO

Theo Philip Kotler: "Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp được thực hiện qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn gốc chi phí"

Hiệp hội Marketing Mỹ: "Quảng cáo là bất cứ loại hình thể hiện sự hiện diện không trực tiếp của hàng hoá và dịch vụ hay các ý tưởng mà người ta phải trả tiền"

Nghị định 194/CP, ngày 31/12/1994: "Hoạt động quảng cáo bao gồm việc giới thiệu và thông báo rộng rãi về doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ".

 Đặc điểm của QC:

- QC là một thông điệp được đáp lại (bằng hành động mua hàng). - QC thường đưa thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- QC nhằm mục đích thông báo thuyết phục mọi người về một SP hoặc dv để họ quan tâm, tin tưởng rồi tiến tới mua SP hoặc dv đó.

- QC giúp xdựng hình ảnh, danh tiếng cho DN  Các phương tiện QC:

• Nhóm các phương tiện nghe nhìn:

+ QC trên truyền hình, đài phát thanh, internet • Nhóm các phương tiện in ấn.

+ QC trên báo, tạp chí nước ngoài, catalogue, các tờ rơi, lịch QC. • Nhóm các phương tiện QC ngoài trời.

+ Biển tôn có đèn rọi, Hộp đèn, Đèn màu uốn, Biển điện tử, pano • Nhóm các phương tiện QC di động

+ QC trên phương tiện giao thông, vật phẩm • Nhóm các phương tiện QC khác

+ QC bằng các sự kiện kỳ lạ, sản phẩm khác.  Ưu điểm

- Thể hiện trên phạm vi rộng, lan tỏa nhanh - Thích nghi với từng loại thị trường riêng biệt  Nhược điểm

- Đánh đồng, không phù hợp với thị trường mục tiêu, có thể tạo phản ứng ngược

- Chi phí đầu tư tốn kém

2.3. Rào cản trong xúc tiến thương mại quốc tế 2.3.1. Luật pháp

- Các quy định riêng biệt về quảng cáo, truyền thông của mỗi thị trường khác nhau, vì vậy tác động đến việc khai thác chương trình

VD: Ở Đức nghiêm cấm sử dụng tiếng nước ngoài cho hoạt động xúc tiến Tại Hàn Quốc, quảng cáo so sánh giữa 2 sản phẩm là bị cấm

- Những quy định pháp luật cho riêng hay phân khúc thị trường

VD: Vùng Flemish (Bỉ) cấm quảng cáo reong thời gian 5 phút trước và sau chương trình thiếu nhi

2.3.2. Văn hóa

- Do sự khác biệt về nền tảng văn hóa ở các thị trường, hoạt động xúc tiến cũng phải thích nghi

VD: Người theo đạo Hindu xem màu cam là thiêng liêng nhất

- Có thể các quốc gia khách nhau nhưng có những nét tương đồng về văn hóa

VD: Các nước cộng đồng Châu Âu

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét văn hóa tương đồng - Chú ý đến ngôn ngữ không lời thể hiện trong các hoạt động xúc tiến

- Các vấn đề về tư tưởng, tôn giáo, triết lý, bản sắc dân tộc,….rất nhạy cảm.

Ví dụ truyền thông của McDonald’s:

Trong chiến lược Marketing 4P, quảng bá sản phẩm là xác định những phương pháp được sử dụng để “giao tiếp” với khách hàng. Và McDonald’s đã sử dụng nhữngchiến thuật sau: Quảng cáo, chương trình khuyến mãi, quan hệ công chúng và bán hàng cá nhân.Quảng cáo là hình thức được McDonald’s chú trọng nhất trong tất cả. Vốn là thương hiệu tận dụng hiệu quả các công cụ truyền thông kỹ thuật số trong việc quảng bá sản phẩm của mình, tại cả 3 quốc gia Việt Nam, Trung quốc, Mỹ McDonald’s hoạt động tích cực trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Twitter… nơi họ có thể tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng, hiệu quả, khiến khách hàng vô thức nhận dạng được thương hiệu của McDonald’s. McDonald’s cũng có rất nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng, ví dụ như cung cấp phiếu giảm giá hay là phát voucher cho sản phẩm nhất định. Ngoài ra, những hoạt động quan hệ công chúng như tổ chức từ thiện Ronald

McDonald House hay McDonald’s Global Best of Green đều giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh rất tốt.

+Việt Nam chiến lược quản bá hình ảnh của McDonald's được thực hiện thông qua Zalo - ứng dụng OTT (chat, nhắn tin miễn phí) được phát triển bởi tập đoàn VNG của Việt Nam. McDonald's tận dụng lợi thế về thương hiệu để thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông và công chúng Họ cũng thực hiện chương trình "mục tiêu McDonald's" để cổ vũ World Cup với hàng ngàn người ở Việt Nam.

+Trung Quốc : McDonald’s sử dụng báo chí để quảng bá hình ảnh của mình. Việc sử dụng phương thức thanh toán điện tử và dịch vụ giao hàng tận nhà đã giúp McDonald's phát triển một chiến lược tăng trưởng độc đáo ở Trung Quốc, có thể trở thành hình mẫu cho thị trường nội địa của họ ở Mỹ. Tại Trung Quốc, việc sử dụng thanh toán qua các ứng dụng điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu đối với người dân. Các dịch vụ thanh toán qua di động hàng đầu như Alipay và WeChat Pay đã tạo điều kiện cho hoạtđông kinh doanh của McDonald's tại Trung Quốc ngoài thanh toán điện tử, tiếp thị kỹ thuật số cũng là một công cụ quan trọng trong chiến lược tăng trưởng của McDonald's. Một ví dụ là việc sử dụng phiếu giảm giá trên các ứng dụng di động, trong đó khách hàng có thể đổi các mặt hàng thực phẩm giảm giá bằng cách quét mã QR trên ứng dụng WeChat trên điện thoại của họ

+Mỹ : tại quốc gia quê hương, tình hình kinh doanh của McDonald’s gặp phải rất nhiều khó khăn trước tình trạng bão hòa của thị trường và sự gia tăng không ngừng của đối thủ cạnh tranh - từ những chuỗi cửa hàng bán burger khác cũng như các loại thức ăn đang ngày càng được ưa chuộng như pizza, thức ăn Mexico và gà rán. Nhưng McDonald’s vẫn không ngừng đáp trả bằng các hoạt động khuyến mãi kết hợp với những buổi chiếu ra mắt của các bộ phim lớn. Các mẩu quảng cáo truyền hình cùng với tên gọi thân mật Big Mac và những sản phẩm mới như phần ăn tráng miệng. Nhưng nỗ lực thay đổi tư duy đến từ chiến lược xúc tiến của McDonald's bắt nguồn từ sự minh bạch. McDonald's đã phải vật lộn để triển khai thông điệp này trên quy mô lớn cho hàng triệu khách hàng không chỉ riêng ở Mỹ. Để thành công, thông điệp phải nhất quán trong nhiều chiến dịch: McDonald's đã tạo ra trang web FAQ có tên là “Đồ ăn của chúng tôi, thắc mắc của bạn." Trang này giải quyết những quan niệm sai lầm phổ biến về thức ăn của McDonald's và làm rõ cách sản xuất sản

phẩm. McDonald’s đã chi rất nhiều tiền cho các chiến dịch quảng cáo, bao gồm cả việc tài trợ cho các sự kiện thể thao như FIFA World Cup, Olympic Games, Little League.

4. Phân phối

4.1. Định nghĩa về phân phối sản phẩm.

- Phân phối là tiến trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận.

4.2. Tầm quan trọng của phân phối sản phẩm.

- Do các công ty con thực hiện chức năng phân phối nên kế hoạch Marketing sẽ khác nhau khi lựa chọn phương thức phân phối khác nhau.

- Những quyết định có ảnh hưởng đến nổ lực Marketing.

- Làm cho sản phẩm lưu thông thông suốt, nhanh chóng, dễ xâm nhập thị trường. - Chi phí và lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng bởi cách quyết định lựa chọn kênh

phân phối.

4.3. Định nghĩa về kênh phân phối.

- Kênh phân phối là một nhóm tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

- Kênh phân phối bao gồm: nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà buôn bán, nhà bán lẻ, đại lý,... và người tiêu dùng.

4.4. Các trung gian phân phối

- Nhà bán buôn: Mua SP của nhà SX và bán cho các trung gian khác như nhà bán lẻ.

- Nhà bán lẻ: mua SP từ nhà bán buôn và SP được bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

- Đại lý môi giới: có quyền hợp pháp thay mặt nhà SX cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các trung gian khác.

4.5. Tầm quan trọng của kênh phân phối - Hỗ trợ nghiên cứu Marketing.

- Ảnh hưởng đến các quyết định về 3P (price, product, promotion) - Cầu nối sản phẩm với người tiêu dùng.

- Hỗ trợ nhà SX đáp ứng nhu cầu đa dạng, đơn lẻ của khách hàng (tăng khả năng cạnh tranh).

*Ví dụ về việc phân phối MC Donald's

Trước tiên chúng ta đến với chiến lược marketing phân phối mà Mcdonald's đã và đang thực hiện mình cùng điểm qua những con số ấn tượng của Mcdonald's từ khi thành lập đến nay.

+ Mcdonald's được thành lập vào năm 1954 sau khi Ray Kroc mua lại thương hiệu với giá 2,7 triệu USD tiền mặt.

+ Năm 1960 có hơn 200 cửa hàng Mcdonald's phân bố khắp nước Mỹ.

+ Có 35000 cửa hàng Mcdonald's trên toàn thế giới. Nhiều hơn Burger King (14000), Wendy's (6500), Taco Bell (6200).

+ Trong năm 2013 Mcdonald's đã mở thêm 1400 cửa hàng. + Hiện tại có 35000 nhà hàng hiện diện khắp châu lục.

Mcdonald's không ngừng phát triển nhằm định vị thương hiệu lớn mạnh không ngừng trên khắp các châu lục trên toàn thế giới. Số cửa hàng nhượng quyền của Mcdonald's có thể đạt được 80%/1 năm. Hơn nữa trong chiến lược loại bỏ đối thủ cạnh tranh, Mcdonald's quyết định mở thêm nhiều nhà hàng khi ngành công nghiệp thức ăn nhanh "hết hot" mục đích là để buộc các đối thủ chở thành Mcdonald's "con" nếu muốn tồn tại thay vì tự kinh doanh mạo hiểm cách đó vừa làm giảm đối thủ cạnh tranh vừa có thể mở rộng phân phối. Sau đây mình sẽ xem số liệu thống kê về mức tiêu thụ ở các nước tiêu thụ cao.

- Mcdonald's thường chủ động tìm địa điểm đẹp rồi sau đó mới cho người nhượng quyền thuê. Địa điểm đẹp ở đây là những địa điểm đông dân và nằm ở cái con đường lớn dễ tìm thấy.

- Mcdonald's thường phân bố và tập trung đông ở các nước như Trung Quốc, Philippines,... vì ở đây có thị trường và nhóm khác hàng mà Mcdonald's hướng đến.

Một phần của tài liệu Trình bày nội dung cơ bản quản trị marketing quốc tế. nghiên cứu những chiến lược marketing của mcdonald’s (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w