3. Thực trạng 1 số ngành sản xuất hàng hóa thâm dụng các yếu tố không dư thừa
3.3.4 So sánh ngành đóng tàu của Việt Nam với các nước
Ngành đóng tàu thường được xem là ngành quan trọng chiến lược ở các nước đang phát triển. Lợi thế của ngành này thường giảm khi nền kinh tế phát triển (do nhân công trở nên đắt đỏ hơn). Chính điều này đã dẫn đến vị trí đầu thế giới (về sản lượng) luôn thay đổi. Trước năm 1956, là sự độc chiếm của các nước EU. Nhật Bản giữ vị trí quán quân trong suốt 44 năm. Từ năm 2003, Hàn Quốc đã thay thế Nhật Bản. Sang nửa đầu năm 2010 Trung Quốc đã trở thành nước đứng đầu thế giới về số lượng tàu đóng.[16]
Hiện tại 3 quốc gia đứng ở 3 vị trí đầu tiên trong bảng đồ công nghiệp đóng tàu thế giới là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hiện chia nhau đến 89% hợp đồng đóng mới toàn Thế Giới. Trong khi đó, chỉ chiếm một số ít sản lượng tàu đóng mới nhưng các nước Tây Âu chiếm đến hơn 30% lợi nhuận thu được.
Xét về giá trị, EU chiếm tỷ lệ doanh thu lớn nhất, do họ tập trung vào những loại tàu cao cấp như tàu chở khí lỏng và tàu chở khách. Trong khi đó, Hàn Quốc chiếm lĩnh các loại tàu vận tải container, tàu chở dầu; Nhật Bản tập trung vào tàu
chở hàng khô, tàu chở khí lỏng; còn Trung Quốc cố gắng chiếm lĩnh tất cả những gì có thể.
Nguyên nhân thành công của ngành đóng tàu Nhật Bản và Hàn Quốc Lợi thế về chi phí lao động: Vào năm 1956, chỉ số chi phí tiền lương ở Nhật Bản chỉ có 44, trong khi bình quân các nước Châu Âu là 100 và Hoa Kỳ lên đến 323. Vào những năm 1980-1998, chi phí tiền lương đóng tàu ở Hàn Quốc chỉ bằng 20%-30% chi phí của các nước phát triển.
Sự hỗ trợ và trợ cấp của chính phủ: Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã hỗ trợ và trợ cấp rất nhiều cho ngành đóng tàu cũng như các ngành công nghiệp theo kế hoạch như bảo hộ thị trường nội địa, trợ cấp (nhất là trợ cấp thông qua tín dụng chỉ định và tín dụng xuất khẩu). Tuy nhiên, cách này hiện không còn phù hợp vì vi phạm những quy định của WTO.
Sự hỗ trợ của các nước Phương Tây, nhất là Hoa Kỳ: Nhật Bản đã được hưởng lợi rất nhiều từ Chiến tranh Triều Tiên và Hàn Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ Chiến tranh Việt Nam khi Hoa Kỳ để cho các nước này cung cấp các dịch vụ hậu cần trong các cuộc chiến tranh hàng tỷ đô la. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước Phương Tây đã hỗ trợ để Nhật Bản và Hàn Quốc nhanh chóng mạnh lên trong liên minh của họ. Đây là những cơ hội vàng và độc nhất vô nhị cho phát triển kinh tế của hai nước này mà hầu như không nước nào có được.
Các ngành công nghiệp phụ trợ rất phát triển (nhất là ngành thép, tự động hóa và công nghệ hàn): Đây là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành đóng tàu vì giá trị của con tàu chủ yếu nằm ở phần máy tàu và vỏ tàu. Nếu các ngành nêu trên không phát triển thì giá trị con tàu gần như phải nhập khẩu toàn bộ. Như Ấn Độ hay Việt Nam hiện nay sẽ rất khó.
Chính sách đúng đắn trong việc phát triển nguồn nhân lực và hệ thống giáo dục: Một nguyên nhân quyết định đến sự thành công của Nhật Bản và Hàn Quốc là nhờ chính sách phát triển nguồn nhân lực, hệ thống giáo dục hết sức đúng đắn ngay sau chiến tranh. Nhân lực là một yếu tố hết sức quan trọng trong ngành này.
Đối với Trung Quốc, ngoài điểm chung là chi phí nhân công rẻ, khả năng phát triển các ngành phụ trợ,… khác với Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy không nhận được sự hỗ trợ của các nước Phương Tây (thậm chí là ngược lại), nhưng Trung Quốc với tư cách một nước lớn có thị trường nội địa khổng lồ là một lợi thế khó mà nước nào có được.
Mặt khác, Việt Nam cũng muốn học tập các nước Đông Á vì đóng tàu là một ngành công nghiệp mà nhiều quốc gia châu Á đã thành công. Nhưng Chính phủ không nên đi vay tiền đầu tư vào các ngành thiếu hiệu quả và tạo ít việc làm.
Hiện có một triệu việc làm trong các ngành công nghiệp xuất khẩu nhưng chỉ có khoảng vài vạn lao động trong ngành công nghiệp đóng tàu và các ngành công nghiệp cung ứng của nó. Chúng ta cho phép các công ty tư nhân có khả năng tham gia với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua đào tạo và cung cấp cơ sở hạ tầng.
Đối với công nghiệp tàu biển, Vinashin chỉ nên tập trung vào một vài cụm công nghiệp đóng tàu nơi có sẵn lợi thế và chấm dứt việc đầu tư dàn trải ở hầu hết các vùng miền.
Đồng thời, chỉ nên chọn những công đoạn phù hợp trong chuỗi giá trị toàn cầu trước khi tính đến phát triển tất cả các ngành phụ trợ. Thay vì đầu tư rất lớn cho kế hoạch đóng tàu như đã nêu trên,
Việt Nam nên tìm phương thức kết hợp lợi thế vốn có của mình là lao động rẻ với công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
Nhà nước cần xem xét mở rộng thêm cơ hội và phương thức đầu tư cho các đối tác nước ngoài, nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc. Trên cơ sở đó thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ hạ nguồn.
KẾT LUẬN
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Việt Nam đặt ra mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020. Đây là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng, giai đoạn tăng tốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó khu vực công nghiệp giữ một vai trò quan trọng. Gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) mang đến cơ hội cũng như thách thức cho Việt Nam khi được tiếp cận với công nghệ khoa học kỹ thuật của thế giới, đồng thời cũng phải vận dụng nội lực vốn có để phát triển, tìm hướng đi riêng cho mình.
Đóng tàu và ôtô là hai ngành công nghiệp trọng tâm trong chính sách phát triển của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để phát triển 2 ngành này, nguồn nội lực cung cấp phải rất lớn. Tuy nhiên do Việt Nam vẫn còn lạc hậu về công nghiệp, cũng như thiếu vốn, lạo động trình độ thấp. Cho nên khi gia nhập WTO, thời điểm bắt đầu của chúng ta tương đối chậm chạp trong khi thế giới đang tiến tới vào giai đoạn bão hòa. Việc thâm dụng vốn và các yếu tố không dư thừa là điều đi ngược lại với những lý thuyết cạnh tranh của các học giả kinh tế trên Thế giới. Do đó, Việt Nam cần chú trọng sản xuất những ngành mà nội lực mình hiện có.
Thách thức và khó khăn đối với hai ngành công nghiệp đóng tàu và ô tô này là bài toán chưa tìm ra lời giải. Việt Nam cần có một hướng nhìn đúng đắn để góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
1. Porter, M.E. (2009), Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Bản dịch tiếng Việt. NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh
2. APO, APO Productivity Databook 2011,được lấy về ngày 25/9/2011 từ http://vpc.org.vn/Download.aspx/E297A05371B041EAA697793D502A7E3E/1/AP O_2011e_edition.pdf
3. Motor Authority (2010), GM Unveils New Laser Haeds-Up Display For Better Visibility, được lấy về từ http://www.motorauthority.com/news/1043504_gm- unveils-new-laser-heads-up-display-for-better-visibility
4. Pricewaterhouse Coopers, Vietnam’s Automotive Component Industry: Ready to go
global, được lấy về từ
http://www.ukmediacentre.pwc.com/imagelibrary/downloadMedia.ashx? MediaDetailsID=941
5. UNDP (2010), Viet Nam: Explaining HDI value and rank changes in Human Development Report 2010, Table B, p. 4, được lấy về ngày 25/9/2011 từ http://hdrstats.undp.org/images/explanations/VNM.pdf
6. UNFPA, EDUCATION IN VIET NAM: EVIDENCE FROM THE 2009 CENSUS,
được lấy về từ
http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Factsheet/FINAL_Factsheet_ Education_ENG.pdf
7. UNFPA, State of World Population 2010, được lấy về từ http://www.unfpa.org/webdav/site/global/shared/swp/2010/swop_2010_eng.pdf 8. UNFPA, THE AGE AND SEX STRUCTURE OF VIET NAM’S POPULATION:
EVIDENCE FROM 2009 CENSUS, được lấy về từ
http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Factsheet/Final_Factsheet_Ag e_Sex_Structure_Eng.pdf
9. United Nations, Population Dynamics – Eng, được lấy về từ http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Factsheet/Population
%20Dynamics%20-%20Eng.pdf
10. World Bank (2008), Viet Nam: Higher Education and Skills for Growth, được
lấy về từ
http://siteresources.worldbank.org/INTEASTASIAPACIFIC/Resources/Vietnam- HEandSkillsforGrowth.pdf
Tiếng Việt
11. Đinh Thị Liên, Trương Tiến Sĩ và Nguyễn Xuân Đạo (2011), Giáo trình Thương mại quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, TP. Hồ Chí Minh
12. Báo Thanh tra (2011), Kết luận thanh tra tại Vinashin: Nợ đến hơn 96.000 tỷ
http://thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/41600/temidclicked/2/seo/Ket-luan-thanh- tra-tai-Vinashin-No-den-hon-96000-ty-dong/Default.aspx
13. Chính phủ (2002), QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020, được lấy về từ http://www.chinhphu.vn/portal/page?
_pageid=33,177168&_dad=portal&_schema=PORTAL&p_cateid=178787&item_i d=177372&vbpq_details=1
14. Cục Đầu Tư Nước Ngoài (2010), Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 12 tháng đầu năm 2010. Được lấy về lúc 20:00 ngày 25/9/2011, từ http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&p=2&aID=1043
15. Diễn Đàn Doanh Nghiệp (2011), Sản xuất dòng xe chiến lược: Không còn ưu đãi thuế, được lấy về từ http://dddn.com.vn/20110927040746427cat104/san-xuat- dong-xe-chien-luoc-khong-con-uu-dai-thue.htm
16. Huỳnh Thế Du (2006), Cơ hội nào cho ngành đóng tàu Việt Nam, chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright, February
17. Người Lao Động (2011), Vinashin: Đụng đâu sai đó, được lấy về từ http://nld.com.vn/2011060211574239p0c1002/vinashin-dung-dau-sai-do.htm
18. PCDA (2010), Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đóng tàu, được lấy về từ http://pcda.org.vn/Images/Component %20documents/DIEA&A/Du%20an%20nha%20may%20dong%20tau.pdf
19. Tiền Phong Online (2010), Cận cảnh con tàu Vinashin: Tập đoàn 2N-Nóng và nợ, được lấy về từ http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/190099/Can-canh-con-tau- Vinashin-Tap-doan-2N-Nong-va-no.html
20. Thời báo Kinh tế Sài Gòn (2008), Giới sản xuất ô tô Mỹ trông chờ vốn vay, được lấy về từ http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/ghinhan/9549/
21. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online (2010), Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào
các dự án cơ khí, được lấy về từ
http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/29279/
22. Thời báo Kinh Tế Sài Gòn (2011), Kỳ 1: Công nghiệp ôtô Đông Á và Việt Nam, được lấy về từ http://www.thesaigontimes.vn/Home/oto/tintuc/54558/Ky-1-Cong- nghiep-o-to-Dong-A-va-Viet-Nam.html
23. Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2005, được lấy về từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=3966;
24. Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2006, được lấy về ngày 25/9/2011 từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=5728;
25. Tổng cục thống kê, Dân số trung bình năm 2007, được lấy về ngày 25/9/2011 từ http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=7601;
26. Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội 2008, được lấy về ngày 25/9/2011 từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=8216;
27. Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2009, được lấy về ngày 25/9/2011 từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=9458
28. Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số phân theo địa phương, được lấy về ngày 25/9/2011 từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=11456
29. Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi, được lấy về ngày 25/9/2011 từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx? tabid=387&idmid=3&ItemID=11470
30. Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị, nông thôn, được lấy về từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=11454
31. Trần Thị Bích Hường (2003), Ngành công nghiệp ô tô – thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội
32. Trung tâm năng suất Việt Nam, Vietnam Productivity Report 2006 – 2007, được
lấy về từ
http://vpc.org.vn/Download.aspx/EF14BCBB8617472D93FBA25CF244E8B2/1/Vi etnam_Productivity_Report_2006-2007-revised_2011.pdf
33. Trung tâm năng suất Việt Nam, Xác định đóng góp của khoa học và công nghệ
vàoNăng suất yếu tố tổng hợp (TFP), được lấy về từ
http://www.vpc.org.vn/PortletBlank.aspx/B9AEC43600C04FC1A9EDB9D9716222 26/View/Tin-
tuc/Xac_dinh_dong_gop_cua_khoa_hoc_va_cong_nghe_vao_Nang_suat_yeu_to_to ng_hop_TFP/?print=76989092
34. Tuổi Trẻ (2006), VN lãng phí mỗi năm 1 tỷ USD, được lấy về từ http://tuoitre.vn/Kinh-te/144546/VN-lang-phi-moi-nam-1-ti-USD.html
35. Văn phòng Chính phủ (2008), V/v thực hiện Chiến lược, Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp ô tô, được lấy về từ
http://www.chinhphu.vn/vanbanpq/lawdocs/819VPCP.DOC?id=59074
36. VEF.VN (2011), CN hỗ trợ: Bài học chính sách từ láng giềng, được lấy về từ http://vef.vn/2011-09-07-cn-ho-tro-bai-hoc-chinh-sach-tu-lang-gieng
37. VietnamPlus, Lãi suất vốn vay tăng cao, doanh nghiệp lo lỗ nặng, được lấy về ngày 25/9/2011 từ http://www.vietnamplus.vn/Home/Lai-suat-von-vay-tang-cao- doanh-nghiep-lo-lo-nang/20114/84233.vnplus
38. VietnamPlus (2011), Tìm chiến lược phát triển ngành ôtô đến năm 2030, được lấy về từ http://www.vietnamplus.vn/Home/Tim-chien-luoc-phat-trien-nganh-oto- den-nam-2030/20114/85411.vnplus
39. VietnamPlus (2011), Việt Nam đã bước vào “thời kỳ cơ cấu dân số vàng”, được lấy về ngày 25/9/2011 từ http://www.vietnamplus.vn/Home/Viet-Nam-da-buoc- vao-thoi-ky-co-cau-dan-so-vang/20116/93664.vnplus
40. VnEconomy (2011), Hướng đi mới cho công nghiệp ôtô Việt Nam, được lấy về
từ http://vneconomy.vn/20110421011240990P0C23/huong-di-moi-cho-cong-
nghiep-oto-viet-nam.htm
41. VnEconomy (2011), Năm 2011, vốn gián tiếp vào ròng 1 tỷ USD.Được lấy về lúc 21:30 ngày 25/9/2011, từ http://vneconomy.vn/20110224035833497P0C7/nam- 2010-von-gian-tiep-vao-rong-1-ty-usd.htm
42. VnEconomy, Tăng trưởng tín dụng 2010: “Xanh vỏ, đỏ lòng”, được lấy về từ http://vneconomy.vn/20101227034048786P0C6/tang-truong-tin-dung-2010-xanh- vo-do-long.htm
43. VnEconomy (2010), Vinashin được vay lãi suất ưu đãi 0%, được lấy về từ http://vneconomy.vn/20101228121630727P0C5/vinashin-duoc-vay-lai-suat-uu-dai- 0.htm
44. VnExpress (2006), Đóng tàu – ngành công nghiệp “dưới 50.000 tấn”, được lấy về từ http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2006/04/3b9e8d73/
45. VnExpress (2006), Ôtô Trung Quốc và kế hoạch bành trướng thế giới, được lấy về từ http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2006/11/3b9f029e/
46. VnExpress (2011), Vinashin lỗ, nợ nhiều hơn báo cáo, được lấy về từ http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/06/vinashin-lo-no-nhieu-hon-bao-cao/ 47. VOV Online (2011), Công nghiệp ô tô - Vì sao chưa xây đã đổ?,
http://vov.vn/Home/Cong-nghiep-o-to--Vi-sao-chua-xay-da-do/20116/178623.vov 48. VTC News (2008), Doanh nghiệp điện tử VN: thiếu vốn là vấn đề an giải, được
lấy về từ http://www.vtc.vn/0-177862/doanh-nghiep-dien-tu-vn-thieu-von-la-van- de-nan-giai.htm
49. VTC News (2011), Thanh tra CP: Vinashin gây thất thoát lớn cho Nhà nước, được lấy vê từ http://vtc.vn/2-288534/xa-hoi/thanh-tra-cp-vinashin-gay-that-thoat- lon-cho-nha-nuoc.htm
50. VEF.VN (2010), Vinashin: “Lộng hành” trong việc sử dụng đồng vốn, được lấy về từ http://vef.vn/2010-07-05-vinashin-long-hanh-trong-viec-su-dung-dong-von-
Phụ lục: Danh sách nhóm thực hiện Số
thứ tự
Thành viên Mô tả công việc
1
+ Tổng hợp thông tin về ngành sản xuất ôtô. + Phụ trách phần 3.2.1: Đặc điểm ngành sản xuất ôtô.
+ Tổng hợp bài tiểu luận.
+ Thuyết trình phần sản xuất ôtô.
2
+ Tìm thông tin về ngành sản xuất ôtô. + Phụ trách phần 3.2.3: Hậu quả do việc sản xuất thâm dụng các yếu tố không dư thừa. + Thuyết trình phần sản xuất ôtô.
3
+ Phụ trách phần 3.3.1: Đặc điểm ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam.
+ Tổng hợp thông tin ngành công nghiệp đóng tàu.
+ Thuyết trình phần công nghiệp đóng tàu.
4
+ Tìm hiểu thông tin chung về đề tài. + Phụ trách viết Lời mở đầu.
+ In tài liệu.
5
+ Phụ trách phần 1: Giới thiệu chung.