- Bƣớc 3: Thụ phấn
b) Quan hệ khác loài:
Quan hệ Đặc điểm Ví dụ
Hỗ trợ
Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp. Hội sinh
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
Đối địch Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.
Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
Kí sinh, nửa kí sinh
Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật
Giun đũa sống trong ruột người.
đó. Sinh vật ăn
sinh vật khác
Gồm các trường hợp: Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ...
Cây nắp ấm bắt côn trùng.
Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT Câu 112: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ.
- Quần xã sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
- Ví dụ: Khóm trúc, bụi tre, đàn kiến,…
Câu 113: Các cá thể trong quần thể có những mối quan hệ nào? Kết quả và ý nghĩa của các mối quan hệ đó?
Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
- Quan hệ hỗ trợ:
+ Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. + Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
- Quan hệ cạnh tranh:
+ Khi mật độ các cá thể tăng cao, nguồn sống không đủ làm cho các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau.
+ Giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển.
Câu 114: Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể. Đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao? - Những đặc trưng cơ bản của quần thể:
+ Tỉ lệ giới tính.
+ Thành phần nhóm tuổi. + Mật độ quần thể.
- Mật độ quần thể là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể vì mật độ quần thể quyết định cả hai tính chất còn lại là tỉ lệ giới tính và thành phần nhóm tuổi.
Câu 115: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi,…Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng.
Bài 48: QUẦN THỂ NGƢỜI
Câu 116: Quần thể người có những đặc điểm nào giống và khác với những quần thể sinh vật khác?
- Giống nhau: Đặc điểm của quần thể người giống với đặc điểm của quần thể sinh vật: Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong,…
- Khác nhau: Đặc điểm chỉ có ở quần thể người: Pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa,…
Câu 117: Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? Quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có vì con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
Câu 118: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
- Hình dạng tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao.
- Hình dạng tháp dân số có đáy hẹp. - Cạnh thấp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu
thị tỉ lệ người tử vong cao.
- Đỉnh không nhọn và cạnh thấp gần như thẳng đứng biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp.
- Tuổi thọ trung bình thấp - Tuổi thọ trung bình cao.
Câu 119: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với sử dụng tài nguyên, môi trường của đất nước.
Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT Câu 120: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ.
- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. - Ví dụ: Ao cá tự nhiên.
Câu 121: Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
- Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một sinh cảnh .
- Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau sống trong một sinh cảnh.
- Đơn vị cấu trúc là cá thể. - Đơn vị cấu trúc là quần thể - Mối quan hệ chủ yếu là mối quan hệ sinh sản
và di truyền.
- Mối quan hệ chủ yếu là mối quan hệ dinh dưỡng.
- Độ đa dạng thấp. - Độ đa dạng cao.
- Không có hiện tượng khống chế sinh học - Có hiện tượng khống chế sinh học. - Chiếm một mắt xích trong chuỗi thức ăn. - Bao gồm một đến nhiều chuỗi thức ăn.
BSCâu hỏi: Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể nh thế nào?
- Quần xã sinh vật khác với quần thể
Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
Là tập hợp nhiều cỏ thể sinh vật của cựng một loài.
Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật của nhiều loài khác nhau.
Về mặt sinh học có cấu trúc thay đổi hơn quần xó và phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã.
Về mặt sinh học có cấu trúc ổn định hơn quần thể và phạm vi phân bố rộng hơn quần thể. Quan hệ chủ yếu giữa cỏc cỏ thể về mặt sinh sản,
di truyền
Quan hệ chủ yếu giữa các cá thể về mặt dinh dưỡng
Câu 122: Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật.
Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện
Số lượng các loài trong
quần xã
Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặp Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
Thành phần loài trong
quần xã
Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
Nêu ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học.
a) Khái niệm:
- Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng các cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm, làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể luôn dao động quanh vị trí cân bằng.
- Ví dụ: Sử dụng ong mắt đỏ để khống chế sâu cuốn lá lúa, dùng bọ rùa để tiêu diệt rệp cam,..